Chủ Trang Trại Tuổi 8X
Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.
Suốt những năm tháng tuổi thơ được chứng kiến cuộc sống khó khăn, vất vả của người nông dân quê mình, nhiều thanh niên phải rời quê hương để đi tìm việc làm ở nơi xa... đã khiến anh suy nghĩ, sau này học xong sẽ trở về quê hương tạo lập một nghề gì đó có thể phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê mình. Tốt nghiệp Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội năm 2006, anh làm kỹ thuật cho 1 trại giống được 6 tháng rồi trở về quê lập nghiệp. Đầu năm 2007 anh bắt đầu mở trang trại nuôi lợn F1 với 17 con lợn nái.
Qua nguồn thu từ nuôi lợn nái, thấy được hiệu quả kinh tế rõ rệt, gia đình anh đã quyết định nuôi tăng số lượng lợn. Đến nay trang trại của gia đình anh luôn có từ 35 - 40 con lợn bố mẹ và 90 - 100 con lợn bột, mỗi tháng cho xuất chuồng 80 - 100 con lợn giống ra thị trường, chủ yếu là ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình… Mô hình nuôi lợn giống này mỗi năm cho thu nhập 700 - 800 triệu đồng, trừ tri phí cho lãi gần 200 triệu đồng.
Theo anh Hiệp: Để lợn phát triển tốt, tránh được dịch bệnh thì quan trọng nhất là người chăn nuôi phải có kiến thức chuyên môn, đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng dịch bệnh như thường xuyên khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, hạn chế việc người lạ ra vào khu chăn nuôi không cần thiết, cách ly kịp thời những con lợn có dấu hiệu bệnh...
Bên cạnh đó chỉ chọn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y của những công ty có uy tín. Bằng kinh nghiệm của mình anh Hiệp còn hỗ trợ những hộ chăn nuôi khác về kỹ thuật chăn nuôi, như cải tạo đàn lợn giống, phổ biến phương pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Hiện nay anh đang hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho 16 xã trong khu vực và hỗ trợ kỹ thuật đặc trách cho 7 trang trại có quy mô lớn ở các huyện Khoái Châu, Phù Cừ, Ân Thi…
Với sự nỗ lực và những kết quả đã đạt được, nhiều năm liền anh Hiệp được Tỉnh đoàn Hưng Yên tặng giấy khen “Gương thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi”.
Có thể bạn quan tâm
Mới đây, tại Quảng Bình, TTKNQG đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.
Những năm trở lại đây, cây na đã khẳng định được là một trong những loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao của huyện Chi Lăng, Lạn Sơn.
Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ 1 - 2 đàn ong, rồi tự học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay, ông Phan Sỹ Quyền ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nghề này.
Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.
Tại vùng căn cứ cách mạng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, có một tấm gương thương binh nỗ lực làm giàu trên chính vùng đất quê hương của mình, đó là ông Trần Văn Đặng, thương binh 3/4, ở ấp 4.