Chủ Động Phòng Trừ Dịch Hại Lúa Mùa Sau Mưa Lũ
Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..
Chị Trần Thị Lịch, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: Do ảnh hưởng của các cơn bão số 4, số 5 và số 6, từ giữa tháng 7 đến nay trên địa bàn tỉnh ta xuất hiện mưa nhiều và có nơi mưa rất to, với lượng mưa trung bình từ 70 đến 100 mm đã làm ngập, úng nhiều diện tích lúa mùa tại một số vùng của các huyện, thành phố. Mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho một số dịch hại phát triển như: Bệnh thối nhũn, khô vằn, bệnh bạc lá, ốc bươu vàng...
Ngay khi nắm bắt được tình hình dịch hại Chi cục đã có công văn gửi đến các trạm bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, yêu cầu các trạm tổ chức phân công cán bộ tăng cường bám sát đồng ruộng, điều tra, phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh. Đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện, chính quyền cấp xã chỉ đạo, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại.
Hiện tại trên một số cánh đồng của phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang), các xã Thắng Quân, Kim Phú (Yên Sơn)... đã xuất hiện các bệnh: Thối nhũn, khô vằn, nghẹt rễ... Nguyên nhân đều do mưa nhiều, ngập úng gây ra. Dịch bệnh xuất hiện, gây hại trên trà lúa hồi xanh, đứng cái. Cùng với các bệnh là các loại dịch hại khác gây hại như sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng và chuột...
Tại cánh đồng Xướng Mạ, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang), ngay sau khi ngớt những trận mưa, nhiều bà con nông dân đã ra đồng kiểm tra, chủ động những biện pháp phòng trừ dịch hại. Ông Nguyễn Thế Thảo, cho biết: Mưa to đã làm đất nén chặt, cây lúa cấy xuống bị bó rễ chậm phát triển, ruộng cao tháo được nước thì lại bị chuột gây hại. Ngoài việc bón phân, làm cỏ, làm tơi đất, ngày nào ông cũng bẫy được từ 7 đến 10 con chuột.
Tại một số trà lúa muộn ở xã Kim Phú, Trung Môn, Thắng Quân, Lang Quán (Yên Sơn), trong ngày vừa qua, ruộng lúa luôn đầy ăm ắp nước. Khi trời nắng ráo, bà con nông dân tháo nước trong ruộng, rải bột vôi để phòng chống bệnh thối nhũn cây lúa do vi khuẩn gây ra. Bà Nguyễn Thị Lan, xã Lang Quán cho biết, là ruộng thấp nên trận mưa đầu tháng 8 vừa rồi 2 sào ruộng của gia đình đã úng ngập, một số khoảng lúa đã bị thối nhũn. Được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn, bà mua 12 kg vôi bột để rắc. Qua 3 ngày rắc vôi, tỷ lệ lúa bị thối nhũn đã giảm đi đáng kể, cây lúa đã và đang phục hồi trở lại.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, ngoài các bệnh dịch thì mưa lũ còn làm lây lan ốc bươu vàng, nạn chuột phá hoại. Bởi sau ngập úng, ốc bươu vàng di chuyển từ ao, hồ, mương vào ruộng. Còn chuột, ngập úng chúng di chuyển lên các cánh đồng cao, cắn hại những trà lúa cấy sớm đã đứng cái, chuẩn bị làm đòng. Đây cũng là thời điểm phát triển của sâu cuốn lá nhỏ. Để chủ động phòng chống sâu bệnh, dịch hại đối với lúa sau mưa lũ bà con nông dân cần tích cực, chủ động thường xuyên thăm đồng để nắm bắt kịp thời và có biện pháp phòng trừ dịch hại.
Có thể bạn quan tâm
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).
Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc bổi.
Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.
Bất ổn trước hết là ở chỗ nhiều giống lúa có sự gia tăng đột biến về diện tích ở nhiều địa phương. Các giống IR50404, OM576 chiếm tỷ lệ rất cao tại nhiều tỉnh như: Đồng Tháp 43,6%, Trà Vinh: 40%, Tiền Giang: 31%, Vĩnh Long: 30 %, An Giang: 27%, Hậu Giang 20%. Giống lúa thơm Jasmine 85 cũng chiếm đến 40 % tại Cần Thơ, khoảng 20 % tại Tiền Giang...
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp thì nhu cầu sản phẩm rau quả sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên hiện người sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn này đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Bởi các sản phẩm VietGAP chưa có nhãn hiệu (logo) khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.