Chủ Động Phòng Trừ Dịch Hại Lúa Mùa Sau Mưa Lũ
Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..
Chị Trần Thị Lịch, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: Do ảnh hưởng của các cơn bão số 4, số 5 và số 6, từ giữa tháng 7 đến nay trên địa bàn tỉnh ta xuất hiện mưa nhiều và có nơi mưa rất to, với lượng mưa trung bình từ 70 đến 100 mm đã làm ngập, úng nhiều diện tích lúa mùa tại một số vùng của các huyện, thành phố. Mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho một số dịch hại phát triển như: Bệnh thối nhũn, khô vằn, bệnh bạc lá, ốc bươu vàng...
Ngay khi nắm bắt được tình hình dịch hại Chi cục đã có công văn gửi đến các trạm bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, yêu cầu các trạm tổ chức phân công cán bộ tăng cường bám sát đồng ruộng, điều tra, phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh. Đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện, chính quyền cấp xã chỉ đạo, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại.
Hiện tại trên một số cánh đồng của phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang), các xã Thắng Quân, Kim Phú (Yên Sơn)... đã xuất hiện các bệnh: Thối nhũn, khô vằn, nghẹt rễ... Nguyên nhân đều do mưa nhiều, ngập úng gây ra. Dịch bệnh xuất hiện, gây hại trên trà lúa hồi xanh, đứng cái. Cùng với các bệnh là các loại dịch hại khác gây hại như sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng và chuột...
Tại cánh đồng Xướng Mạ, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang), ngay sau khi ngớt những trận mưa, nhiều bà con nông dân đã ra đồng kiểm tra, chủ động những biện pháp phòng trừ dịch hại. Ông Nguyễn Thế Thảo, cho biết: Mưa to đã làm đất nén chặt, cây lúa cấy xuống bị bó rễ chậm phát triển, ruộng cao tháo được nước thì lại bị chuột gây hại. Ngoài việc bón phân, làm cỏ, làm tơi đất, ngày nào ông cũng bẫy được từ 7 đến 10 con chuột.
Tại một số trà lúa muộn ở xã Kim Phú, Trung Môn, Thắng Quân, Lang Quán (Yên Sơn), trong ngày vừa qua, ruộng lúa luôn đầy ăm ắp nước. Khi trời nắng ráo, bà con nông dân tháo nước trong ruộng, rải bột vôi để phòng chống bệnh thối nhũn cây lúa do vi khuẩn gây ra. Bà Nguyễn Thị Lan, xã Lang Quán cho biết, là ruộng thấp nên trận mưa đầu tháng 8 vừa rồi 2 sào ruộng của gia đình đã úng ngập, một số khoảng lúa đã bị thối nhũn. Được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn, bà mua 12 kg vôi bột để rắc. Qua 3 ngày rắc vôi, tỷ lệ lúa bị thối nhũn đã giảm đi đáng kể, cây lúa đã và đang phục hồi trở lại.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, ngoài các bệnh dịch thì mưa lũ còn làm lây lan ốc bươu vàng, nạn chuột phá hoại. Bởi sau ngập úng, ốc bươu vàng di chuyển từ ao, hồ, mương vào ruộng. Còn chuột, ngập úng chúng di chuyển lên các cánh đồng cao, cắn hại những trà lúa cấy sớm đã đứng cái, chuẩn bị làm đòng. Đây cũng là thời điểm phát triển của sâu cuốn lá nhỏ. Để chủ động phòng chống sâu bệnh, dịch hại đối với lúa sau mưa lũ bà con nông dân cần tích cực, chủ động thường xuyên thăm đồng để nắm bắt kịp thời và có biện pháp phòng trừ dịch hại.
Related news
Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.
Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.
Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.
Có lẽ, ít người biết rằng để bảo tồn nguồn gene ngựa Việt, từ hàng chục năm qua có một trung tâm chuyên nuôi dưỡng, bảo tồn và lai tạo những giống ngựa thuộc loại quý hiếm cho nước ta - được đặt ở một nơi khá kín đáo thuộc khu Việt Bắc. Đây cũng là “lò” sản xuất ngựa đầu tiên và lâu đời nhất ở nước ta.
Mới đây, anh Nguyễn Bình Phong, nông dân xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tiên phong đưa loài chim có giá trị kinh tế cao này về nuôi cho hiệu quả khả quan.