Ngư dân được giới thiệu máy dò quét hiện đại
Đây là máy quét có công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản. Hiện, ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận đã lắp đặt trên 50 máy quét Koden KDS 6000BB và đánh giá thực tế có nhiều đặc tính vượt trội. Đó là độ phân giải và khả năng khử nhiễu cao, hình ảnh hiển thị rõ nét, xử lý và phân biệt tín hiệu cá chính xác, rõ ràng hơn tất cả các loại máy Sonar hiện nay. Tốc độ quét nhanh hơn, có bước quét 15 và 20 độ, máy có tốc độ quét nhanh hơn tốc độ quét của các máy quét hiện nay trên thị trường. Nhờ vậy mà ngư dân có thể phát hiện đàn cá nhanh hơn, rút ngắn thời gian đánh bắt, tăng khả năng thành công chuyến biển.
Dò quét tần số, tích hợp 6 loại tính năng của 6 loại Sonar trong 1. Máy dò quét Koden KDS 6000BB có thể điều chỉnh tần số máy dò quét từ 130 KHz đến 210 KHz; đồng thời, có thể thay đổi góc mở đứng chùm tia linh hoạt từ 8 đến 12 độ (các máy quét thông thường chỉ có thể sử dụng duy nhất một tần số cố định với 1 góc mở chùm tia cố định). Nhờ các đặc tính trên nên máy quét Koden KDS 6000BB có thể thiết lập 6 chế độ dò cá khác nhau ở các tần số và góc quét, bước quét khác nhau. Sau khi ghi 6 chế độ thiết lập vào bộ nhớ thì tương đương với 6 máy quét khác nhau nên có thể ứng dụng máy cho nhiều loại nghề khai thác.
Có thể bạn quan tâm
Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.
Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.
Năm 2014, toàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) có khoảng 118 ha cho thu hoạch, chủ yếu là diện tích tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Lầu Thí Ngài và thị trấn Bắc Hà.
Cái tên “Hà Độ” được nhiều người biết đến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) bởi ông là người trồng rau an toàn (RAT) giỏi. Hiện gia đình ông trồng rau trên diện tích trên 1.500m2, mỗi năm trừ tất cả mọi chi phí vẫn còn thu nhập trên 180 triệu đồng.
Việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học (chế phẩm Balasa N01) trong chăn nuôi mang tính đột phá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với chăn nuôi thông thường. Tuy nhiên, việc ứng dụng đệm lót sinh học vẫn cần những cải tiến mới và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp để mô hình này có thể nhân rộng trong cả nước.