Quảng Bình dự kiến đóng mới 2 tàu dịch vụ khai thác hải sản

Đến hết năm 2016, tỉnh sẽ đóng mới và nâng cấp bổ sung 80 tàu khai thác hải sản; 5 tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản. Đồng thời, ưu tiên đóng tàu vỏ thép cho ngư dân. Thời gian qua, UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách 17 ngư dân được vay vốn đóng tàu (6 tàu vỏ thép, 11 tàu khai thác vỏ gỗ với tổng dự toán 95,23 tỷ đồng).
Đã có 10 hợp đồng vay vốn được ký kết và 8 tàu (gồm 1 tàu vỏ thép và 7 tàu vỏ gỗ) được đóng mới, 3 tàu vỏ gỗ được hạ thủy, đưa vào khai thác. Cùng đó, địa phương đã tiếp nhận 51 hồ sơ đề nghị hỗ trợ bảo hiểm khai thác hải sản xa bờ với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng, trong đó 13 hồ sơ đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm ngư lưới cụ, bảo hiểm rủi ro đặc biệt và bảo hiểm tai nạn thuyền viên; 38 hồ sơ thẩm định không đủ điều kiện...
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, việc hỗ trợ vốn đóng tàu cho người dân còn nhiều vướng mắc. Công tác tư vấn còn hạn chế khiến nhiều người vay vốn phải bỏ ra số tiền lớn hơn dự toán để trang bị ngư lưới cụ và đóng mới tàu khai thác.
Có thể bạn quan tâm

Theo đại diện một số doanh nghiệp, phần lớn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả bấp bênh.

Nhằm đảm bảo chất lượng cá ngừ vằn xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa chỉ đạo các chi cục Thủy sản địa phương sớm chứng nhận các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng sản phẩm cá ngừ vằn được khai thác bằng phương pháp lưới cản (lưới rê) để xuất khẩu.

Anh Lý Tấn Thành, SN 1968, ngụ tại khóm 5, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi bồ cầu giống Hà Lan cho thu nhập khá.

Từ cuối năm 2012 đến nay, giá cá ngừ đại dương giảm mạnh khiến nhiều tàu câu cá ngừ đại dương nằm bờ. Bộ NN-PTNT và các địa phương có nghề câu cá ngừ đại dương đang tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn…

Gần 200 năm bén rễ trên đất Thanh Hà (Hải Dương), cây vải tổ Thúy Lâm đã làm nên thương hiệu cho một vùng quê nông nghiệp và trở thành điểm để du khách gần xa tìm về.