Chống Rét Cho Cá Qua Đông
Hàng năm, cứ đến thời điểm cuối năm cá nuôi hay chết hàng loạt do thời tiết, gây thiệt hại cho người nuôi, ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường. Xin giới thiệu cùng bà con một số kỹ thuật chăm sóc cá cơ bản trong mùa lạnh.
Tăng cường dinh dưỡng và phòng bện
Ngay từ thời điểm hiện tại, nên tăng cường vỗ béo cho đàn cá vì khi vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp cá ngừng ăn. Cho cá ăn đầy đủ thức ăn, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là Vitamin C, nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cá, với lượng 50-100mg/kg thức ăn (10 ngày 1 lần). Đối với cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp thì bổ sung Vitamin C là rất cần thiết (vì Vitamin C dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn).
Sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược như tỏi, vừa giúp cá tiêu hóa tốt khi nhiệt độ nước thấp lại vừa phòng ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn. Cách dùng: Dùng 50g tỏi tươi giã lấy nước, trộn với thức ăn cho cá ăn, mỗi tuần cho ăn một lần để phòng bệnh.
Thông thường vào mùa đông, chỉ cho cá ăn trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều hoặc điều chỉnh theo nhiệt độ.
Giảm tác động xấu từ thời tiết
Giảm tác động từ môi trường cũng là cách tốt nhất để giữ cá qua mùa lạnh, cụ thể:
- Khi mùa đông đến, cần cấp nước cao hơn mực nước bình thường ít nhất từ 30-50cm. Những ao nuôi vùng núi có thể tận dụng những nguồn nước chảy từ khe núi, suối bổ sung cho ao và giữ ổn định nhiệt.
- Đào rãnh sâu dưới đáy ao (chiều rộng 0,8-1m, độ sâu > 50cm cho cá trú ẩn. Hoặc dùng rơm bó thành bó đóng xuống ao, thả bèo chiếm 2/3 diện tích mặt ao nhằm tạo chỗ trú ẩn cho cá, hoặc có thể dùng bạt che mặt ao khi thời tiết khắc nghiệt như sương muối, rét đậm, rét hại.
- Những lồng bè trên hồ chứa: di chuyển lồng vào nơi kín gió, di chuyển lồng bè đến chỗ nước sâu hơn… Lưu ý: Khi xây dựng ao hay chọn vị trí đặt lồng bè cần tránh những hướng gió mạnh.
- Nhiều địa phương có điều kiện có thể tận dụng nguồn nước nóng từ nhà máy nhiệt điện để lưu giữ cá qua đông.
Related news
Gần một năm nay, dựa vào cái nắng khá gay gắt ở vùng đất Tây Ninh này, anh Trần Văn Quân (34 tuổi, ngụ ấp 1, xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) đã cải thiện được kinh tế gia đình bằng nghề nuôi dông - một loài bò sát chỉ có ở các tỉnh miền Trung đầy cát và nắng gió.
Trước tình trạng rau quả Việt Nam xuất sang Liên minh châu Âu (EU) vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tăng cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật gửi thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 5 mặt hàng rau quả xuất sang EU từ nay đến hết năm 2012.
Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau là tên của đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu thành công và được Sở Khoa học công nghệ chuyển giao đến các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội, để ứng dụng vào thực tiễn.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này
Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.