Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).
Theo nhận định của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, trùng lông có thể là tác nhân ban đầu xâm nhập, mở đường cho các tác nhân gây bệnh (nấm Fusarium, vi khuẩn Vibrio) xâm nhập, khiến tôm hùm ở Bình Ba có một số biểu hiện trước khi chết như: bỏ ăn, hoạt động yếu, các vùng sưng do tổn thương có mùi hôi thối... Thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học để tìm hiểu sâu hơn về bệnh lạ này, qua đó xây dựng phác đồ điều trị bệnh.
Chi cục khuyến cáo, các hộ nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh cần theo dõi kỹ các lồng bè, nếu có biểu hiện lạ phải báo ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những lồng nuôi tôm bị bệnh, cần hạn chế lấy sò làm thức ăn cho tôm, tách những cá thể yếu ra khỏi đàn để điều trị; thu gom xác tôm chết đưa vào bờ, không vứt xuống biển. Đối với đàn tôm có hiện tượng đen mang, đỏ thân, cần điều trị theo phác đồ đã được hướng dẫn...
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.

Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng từ năm 2007, nhưng đến năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Long Phú…

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.