Vụ Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất phân bón giả đằng đẵng chờ kết quả
Trước đó, như tin đã đưa, ngày 24.4, Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Đồng Nai phối hợp với đại diện 389/QG kiểm tra đột xuất kho N15 của Công ty Thuận Phong (Kp.7, phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai), đã phát hiện 2 công nhân đang chiết rót phân bón (dạng nước) từ bồn 1.000 lít vào chai bằng nhựa mang nhãn hiệu Vitol (1 lít/chai), trên nhãn ghi xuất xứ “made in USA”.
Công nhân công ty Thuận Phong đang chiết rót phân bón vào ngày Đoàn kiểm tra liên ngành tới kiểm tra công ty.
Khi đoàn kiểm tra kiểm kê số lượng hàng hóa tại kho còn phát hiện có hơn 1.000 tấn phân bón thành phẩm, gần 2.300 tấn nguyên liệu sản xuất phân bón; hơn 13.000 lít phân bón dạng lỏng “made in USA” chưa đóng chai, hơn 242 tấn hóa chất thương mại.
Kết quả kiểm định sau đó cho thấy có đến 19/29 mẫu phân bón nơi đây không phù hợp đăng ký chất lượng trên bao bì sản phẩm.
Đoàn kiểm tra đã nhận định Công ty Thuận Phong có dấu hiệu vi phạm hành vi sản xuất phân bón giả…
Trong buổi làm việc báo cáo kết quả điều tra Công ty Thuận Phong với 389/QG ngày 27.8, đại tá Lê Văn Hùng - đại diện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai, cho rằng: Viện KSND tỉnh Đồng Nai thống nhất quan điểm với cơ quan điều tra về nhận định Công ty Thuận Phong không có hành vi làm giả mạo chất lượng các loại phân bón nước thương hiệu Huma Gro và xác định không đủ căn cứ ra quyết định khởi tố vụ án.
Kkhởi tố bị can đối với Khiếu Mạnh Tường – Tổng Giám đốc Công ty Thuận Phong, về tội kinh doanh trái phép nên ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ cho Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai xử lý.
Tuy nhiên, Tổ công tác của BCĐ 389/QG không đồng ý với báo cáo này và yêu cầu Cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục điều tra những vi phạm của Công ty Thuận Phong.
Mới đây, trong cuộc họp mặt với các cơ quan báo chí, Ông Khiếu Mạnh Tường cho biết, công ty đã gửi hồ sơ giải trình, chứng minh không làm hàng gian, hàng giả đến cơ quan điều tra. Công ty cũng mong sớm có kết quả điều tra cuối cùng nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được.
Trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết quả điều tra, theo ông Tường, gần cả trăm công nhân làm việc cho Công ty Thuận Phong đành phải tạm ngừng làm việc.
Theo Anh Lưu Tuấn Giang (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) – một công nhân của công ty, từ khi công ty bị cơ quan điều tra dấu hiệu làm phân bón giả, hàng chục công nhân, trong đó có anh, đành phải nghỉ việc vì phân xưởng đóng cửa.
Hiện, những công nhân nghỉ việc từ vụ việc này được công ty trả 70% lương.
“Không hiểu lý do gì mà đã 5 tháng nay cơ quan điều tra vẫn chưa công bố kết quả vụ việc.
Tôi có gia đình rồi mà nhận lương hỗ trợ nên khó khăn cho sinh hoạt lắm”-anh nói.
Quan trọng hơn, nhiều hộ nông dân đã sử dụng phân bón của Công ty Thuận Phong cũng đang rất hoang mang vì phải chờ đợi cơ quan chức năng công bố kết quả quá lâu về việc phân bón họ sử dụng là giả hay thật.
Ông Nguyễn Duy Thái (xã Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng) cho biết, đã sử dụng phân bón của Công ty Thuận Phong hơn 2 năm nay, chất lượng khá tốt, cho năng suất ớt cao.
“Từ khi nghe tin cơ quan điều tra phát hiện công ty có dấu hiệu làm phân bón giả tôi rất hoang mang.
Tôi rất mong có kết quả sớm của cơ quan điều tra để chúng tôi biết thực hư mà quyết định có sử dụng phân bón của công ty này nữa không” - ông Thái tâm sự.
Trong buổi làm việc ngày 27.8, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh – Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu cơ quan điều tra tỉnh phải báo cáo cho ông kết quả điều tra về dấu hiệu Công ty Thuận Phong làm phân bón giả “trong thời gian 1 tuần”.
Nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa được công bố.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ có 500m2 đất, nhưng hai nông dân trẻ Dương Văn Long và Lê Ngọc Nghĩa, ở khu phố Phú Hòa, phường Phú Đức (TX. Bình Long) vẫn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm nhờ trồng lan Mokara.
Đã đến ngày bắp cho thu hoạch, thế nhưng người dân ở thôn Cây Da, xã Phú Văn (Bù Gia Mập) lại đang dở khóc dở mếu. Bắp bị thương lái trả lại, hủy hợp đồng mua hàng với lý do bị nảy mầm ngay tại vườn rẫy.
“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.
Anh Phạm Văn Nam ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long) có hơn 1 sào đất trồng rau húng lủi. Vào mùa nắng mỗi ngày anh cắt 20kg, mùa mưa giảm một nửa. Trung bình 20 ngàn đồng/kg, thu hoạch đến đâu anh bỏ mối đến đó, thậm chí có những thời điểm không đủ tiêu thụ ở chợ thị xã Phước Long.
Quảng Nam đang nỗ lực phòng, chống bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi nói riêng, khống chế dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ nói chung.