Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien

Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien
Ngày đăng: 29/07/2015

Tuy nhiên, việc nên hay không nên đưa CTBĐG vào sản xuất vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Tại Hội thảo "Ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp bền vững" vừa mới diễn ra tại TP Cần Thơ, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Khảo nghiệm từ thực tiễn

Theo Cục Trồng trọt, với những ưu điểm vượt trội như: giúp tăng năng suất, sản lượng; hạn chế tác hại của sâu, bệnh, cỏ dại; tăng sức chống chịu đối với khô hạn, xâm nhập mặn, ngập úng... các giống CTBĐG ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới hiện có 10% tổng diện tích đất trồng sử dụng cây trồng biến đổi gien. Trong đó, một số quốc gia có diện tích trồng cây biến đổi gien khá lớn như: Hoa Kỳ với gần 70 triệu ha trồng đậu nành, bắp, bông vải, cải dầu, củ cải đường, cỏ linh lăng, đu đủ, bí đao; Brazil có 30 triệu ha và Argentina có 24 triệu ha trồng đậu nành, bắp, bông vải. Paraguay, Trung Quốc, Canada và Ấn Độ có tổng cộng 28 triệu ha trồng cây biến đổi gien.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu CTBĐG được các viện, trường và các Trung tâm sinh học nghiên cứu từ nhiều năm qua. Thực hiện Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gien, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gien của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp phép khảo nghiệm cho các sự kiện bắp biến đổi gien của Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam (sự kiện bắp TC 1507 mang gien kháng côn trùng cánh vảy), Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (sự kiện bắp MON 89034 mang gien kháng sâu bọ cánh vảy, bắp NK 603 kháng thuốc trừ cỏ Roundup), Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (sự kiện bắp Bt 11 mang gien kháng sâu đục thân, bắp GA21 chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate…). Đến cuối năm 2014, có 4 sự kiện bắp biến đổi gien (MON 89034, NK 603, Bt 11 và GA 21) được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy công nhận an toàn sinh học. Hiện các công ty đang triển khai trồng trình diễn trên diện rộng tại các tỉnh Phú Thọ, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Đăk Lăk để giới thiệu đến nông dân và hình thành cơ sở khoa học đánh giá tính phù hợp của các giống bắp này cho từng vùng sinh thái.

Theo các chuyên gia, giống CTBĐG nếu được ứng dụng cho sản xuất nông nghiệp để làm nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi tại Việt Nam sẽ mang lại nguồn lợi lớn. Tiến sĩ Huỳnh Hữu Đức, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Hiện Việt Nam phụ thuộc 70% nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài. Trong khi định hướng chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới là cần một lượng lớn thức ăn (28,1 triệu tấn vào năm 2015 và 34,4 triệu tấn vào năm 2020). Vì vậy, việc trồng cây biến đổi gien sẽ giúp người dân giảm tỷ lệ nguồn nguyên liệu nhập phải nhập khẩu". Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, tiềm năng, thị trường cho cây bắp tại Việt Nam là rất lớn.

Vùng ĐBSCL có khả năng phát triển cây bắp từ vài chục ngàn ha, đến vài trăm ngàn ha từ việc chuyển đổi hoàn toàn 1 vụ lúa trong năm sang 1 vụ bắp. Các loại bắp trồng ở ĐBSCL cho năng suất rất cao. Tuy nhiên, bất cập ở đây là giá thành sản xuất lại cao hơn giá bắp nguyên liệu nhập khẩu. Từng bước khắc phục vấn đề vừa nêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công nhận 4 giống bắp biến đổi gien chính thức được sản xuất đại trà tại Việt Nam.

Cần có lộ trình

Tiến sĩ Glick Harvey - Giám đốc Chính sách và Pháp chế vùng Châu Á Thái Bình Dương (Công ty Monsanto – Công ty cung cấp hạt giống lớn nhất thế giới), khẳng định: "Cho đến nay, thế giới vẫn chưa ghi nhận trường hợp sử dụng giống CTBĐG gây hại cho sức khỏe con người hay ảnh hưởng đến môi trường. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chúng tôi cam kết vì nền nông nghiệp bền vững và tập trung vào 3 vấn đề lớn: sản xuất nhiều hơn, bảo tồn hơn và cải thiện cuộc sống người nông dân".

Trên thực tế, mặc dù công nghệ biến đổi gien được đánh giá là thành tựu khoa học vượt bậc của nhân loại và diện tích CTBĐG gia tăng liên tục trong những năm qua, tuy nhiên, việc đưa các giống CTBĐG vào sản xuất luôn gây nhiều băn khoăn, tranh cãi trong dư luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra tại hội thảo vừa qua, như: Sản xuất CTBĐG sẽ ảnh hưởng thế nào tới an ninh lương thực, cuộc sống của người nông dân nước ta? Vấn đề bảo tồn các giống cây trồng truyền thống được thực hiện ra sao khi CTBĐG được sản xuất đại trà? Lợi ích và mặt trái của CTBĐG đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người? Sau một thời gian trồng CTBĐG liệu có xuất hiện một loại cỏ mới và sâu bệnh mới còn khó tiêu diệt hơn?...

Xuất phát từ thực tế trên, các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, việc ứng dụng cây trồng biến đổi gien cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, trên thế giới đã có nhiều quốc gia cho phép sản xuất CTBĐG, tuy nhiên, mỗi nơi có hướng đi khác nhau. "Chúng ta phải có chiến lược khôn ngoan, tránh tình trạng độc quyền, lệ thuộc các giống CTBĐG từ nước ngoài. Đặc biệt, các cơ quan đầu ngành cần cân nhắc về việc thị trường tiêu thụ, thăm dò phản ứng từ các quốc gia nhập khẩu hàng nông sản của nước ta xem họ có chấp nhận sản phẩm sản xuất từ giống CTBĐG hay không. Đồng thời, quy hoạch cụ thể vùng sản xuất giống CTBĐG, vùng sản xuất giống cây trồng truyền thống; đề ra các chính sách hỗ trợ người dân giữ giống truyền thống vì mỗi giống phải tốn rất nhiều thời gian, công sức mới có được..."- PGS.TS Mai Thành Phụng nói.

Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, việc sử dụng công nghệ sinh học như sử dụng CTBĐG ở nước ta là một hướng đi cần thiết nhưng cần có lộ trình nhất định. Điển hình như phát triển cây bắp chuyển đổi gien ngoài thương mại hạt giống, cũng cần cải thiện các phân khúc trong chuỗi giá trị một cách hiện đại, từ khâu giống cho đến sau thu hoạch và bao tiêu sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất cho nông dân. Nhiều ý kiến cho rằng, ngành nông nghiệp các địa phương cần quan tâm tiếp cận thông tin về giống cây trồng công nghệ sinh học. Từ đó có thể chọn được giống cây trồng thích hợp để ứng dụng vào sản xuất khi những giống CTBĐG chính thức được thương mại hóa tại Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Nơi Cá, Mực Ngon Nổi Tiếng Nơi Cá, Mực Ngon Nổi Tiếng

Đầu năm mới, ngư dân các địa phương ven biển tỉnh Quảng Trị - nơi ngư trường có cá, mực ngon nổi tiếng trúng đậm trong những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản. Những chuyến tàu đầu tiên đã cập cảng với sản lượng đánh bắt được khá lớn, dự báo một năm thuận lợi cho bà con ngư dân.

05/03/2013
Nghề Nuôi Ốc Hương “Một Vốn Bốn Lời” Ở Vũng Tàu Nghề Nuôi Ốc Hương “Một Vốn Bốn Lời” Ở Vũng Tàu

Với đặc điểm dễ nuôi, ít tốn thức ăn,nhanh thu hoạch, nghề nuôi ốc hương ở phường 12 (TP.Vũng Tàu) đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Tuy nhiên, tiềm năng đang bị bỏ ngỏ, khi mà diện tích và số hộ nuôi trồng của địa phương vẫn chưa được mở rộng.

05/11/2012
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

08/11/2012
Một Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả Một Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

22/06/2013
Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

09/11/2012