Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồ tiêu liên tiếp được mùa, được giá

Hồ tiêu liên tiếp được mùa, được giá
Ngày đăng: 18/07/2015

Những ngày này, người dân ở xã Sơn Thành Tây tranh thủ trời nắng phơi tiêu trước sân nhà. Bà Thái Thị Hồng Thư, một người dân ở đây, cho biết: Gia đình tôi có 5 sào tiêu nhưng do phải trồng đi trồng lại do tiêu chết nên chỉ có 1 sào cho thu hoạch. Mới đây, tôi thu hoạch được 2,5 tạ tiêu. Với giá bán 230.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãitrên trăm triệu đồng.

Cạnh đó, vườn tiêu của ông Lê Xuân Phương rộng trên 1,1ha cho thu hoạch. Vụ tiêu này, ông Phương ước thu hoạch được 3,5 tấn tiêu khô, với giá bán hiện nay, ông cũng thu về gần 800 triệu đồng. Ông Phương cho biết, ông đang thuê nhân công thu hoạch phần diện tích cuối cùng, cứ phơi khô 5 bao bán một lần.

Bà Trần Thị Sương, một nông dân ở xã Sơn Thành Tây, cũng đang thu hoạch tiêu. Vườn tiêu của bà rộng 1ha, vụ này bà Sương thu gần 700 triệu đồng. Không chỉ năm nay mà năm ngoái bà Sương cũng thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng tiêu.

Ông Đặng Sĩ Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Thành Tây, cho biết: Hiện toàn xã Sơn Thành Tây có hơn 1.000 người trồng tiêu với 448ha; trong đó 249ha tiêu kinh doanh (cho thu hoạch), năng suất bình quân 3,2 tấn/ha. Đây là năm thứ hai liên tiếp tiêu được mùa, được giá, người trồng phấn khởi.

Tuy nhiên, ngành chức năng lo ngại, thời gian đến, nông dân quanh vùng mở rộng diện tích, đốn bỏ các cây trồng khác như cao su, cà phê để trồng tiêu thì không những phá vỡ quy hoạch mà còn kéo theo sâu bệnh phát triển gây hại vườn tiêu, dẫn đến chi phí tăng cao. Theo nhiều người trồng tiêu, từ khi trồng đến khi thu hoạch mất 4 năm, chi phí mỗi hécta trên 40 triệu đồng.

Tuy nhiên, những vườn tiêu có nhiều trụ tiêu chết phải trồng đi trồng lại, chi phí cao hơn nhiều. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa, cho biết: Hiện nay, giá hồ tiêu tăng khá cao nên nông dân rất phấn khởi.

Tuy nhiên, sắp đến nếu nông dân mở rộng diện tích trồng tiêu kéo theo sản xuất thiếu bền vững vì mở rộng tự phát, thiếu hiểu biết về kỹ thuật, giống, sử dụng không đúng thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến tình trạng xuất hiện sâu bệnh hại trên nhiều vườn tiêu. Đáng lo nhất hiện nay là bệnh tiêu chết nhanh, chết chậm chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này khi xuất hiện gây thiệt hại kinh tế cho người trồng tiêu.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp phát triển ngành thủy sản theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các khâu Đồng Tháp phát triển ngành thủy sản theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các khâu

Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới. Hiệp hội tham gia tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh;

02/05/2015
Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.

02/05/2015
Quản lý chất lượng con giống để đối phó với EMS Quản lý chất lượng con giống để đối phó với EMS

Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

02/05/2015
Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

02/05/2015
Tình trạng nghêu chết mới tại vùng biển Gò Công đã giảm Tình trạng nghêu chết mới tại vùng biển Gò Công đã giảm

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

02/05/2015