Xuất hiện nhiều sâu bệnh hại trên cây trồng
Theo đó, cây cà phê đang trong giai đoạn quả non xuất hiện các sâu bệnh hại như bệnh rỉ sắt với tỷ lệ 6,8%, diện tích nhiễm 700 ha; khoảng 250 ha nhiễm bệnh khô cành, tỷ lệ bệnh hại trung bình 2,5%; có 165 ha cà phê bị nhiễm bệnh rệp sáp cành và rệp vẩy xanh, phân bố rải rác với tỷ lệ hại trung bình 2,5%.
Đối với cây hồ tiêu đang trong giai đoạn ra hoa, sâu bệnh hại chủ yếu là bệnh vàng lá (bệnh chết chậm), diện tích nhiễm là 249 ha với tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 7%, phân bổ rải rác; bệnh rệp sáp gốc với diện tích nhiễm khoảng 249 ha, mật độ trung bình 0,7 con/hố; 249 ha tiêu bị nhiễm bệnh tuyến trùng hại rễ, với tỷ lệ nhiễm trung bình 10,7%, phân bố hầu hết trên diện tích tiêu của huyện; bệnh chết nhanh chết chậm khoảng 70 ha với tỷ lệ nhiễm trung bình là 1,7%, phân bố rải rác.
Bệnh rệp sáp có khả năng gây rộng trái trên cây cà phê. Ảnh: Quang Tấn
Hiện Trạm Bảo vệ Thực vật huyện đã và đang tập trung hướng dẫn và khuyến cáo người dân cách phòng trừ, cũng như khuyến cáo các loại thuốc bảo vệ thực vật để người dân chủ động phòng trừ có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện cũng đã tăng cường công tác phối hợp thanh tra các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra các hoạt động buôn bán, hội thảo thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn diễn ra theo đúng quy định.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Mặc dù mới được nhà vườn ở Lai Vung (Đồng Tháp) trồng vài năm gần đây nhưng diện tích quýt đường của huyện đang tăng đột biến và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện, diện tích quýt đường trên địa bàn hiện ước khoảng 1.200ha, trong khi cuối năm 2012 diện tích chưa tới 300ha.
30 năm đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu đã mang lại những kết quả bất ngờ. Riêng trong giai đoạn 2006 - 2015, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những tác động từ cắt giảm thuế quan, mở rộng thị trường, dòng vốn FDI gia tăng dẫn đến việc tăng mạnh các sản phẩm công nghiệp chế biến, kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm trên 17%.
Trong đó, ngoài việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, trung tâm cũng đã vận động, thông báo cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh.
Quá nửa đời gắn bó với nghề nông một nắng hai sương, lão nông Đinh Cương (thôn 1-xã An Phú-TP. Pleiku) vẫn chưa một ngày thôi trăn trở tìm cho mình một hướng đi mới, con đường mới với ước mong cuộc sống đỡ vất vả hơn. Cây dâu tây vốn không xa lạ với người dân Phố núi nhưng để trồng dâu tây thương phẩm thì gần như ông Cương mới là người đầu tiên dám nghĩ, dám làm…