Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Tĩnh: Lúa, Lạc Chết Khô Vì Nắng Hạn

Hà Tĩnh: Lúa, Lạc Chết Khô Vì Nắng Hạn
Ngày đăng: 14/06/2012

 Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng rất nhiều bà con nông dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không mặn mà ra đồng thu hoạch vì lúa cháy khô, teo tóp thiệt hại sau đợt nắng nóng kéo dài.

Chị Nguyễn Thị Vương ở thôn 3, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà cho biết: “Vụ đông xuân này, gia đình tôi cấy 3 sào lúa nhưng hơn một nửa diện tích không cho thu hoạch. Nguyên nhân là nắng nóng kéo dài, lúa trổ bông gặp hạn nên teo tóp và khô dần. Không chỉ lúa mà 3 sào lạc của gia đình tôi củ rất ít, teo tóp hết”.

Sát ruộng chị Vương là ruộng lúa của chị Lê Thị Nhung cháy khô. Chị Nhung buồn bã: “Lúa này gặt về cho trâu cũng không thèm ăn, chỉ dùng vào việc nhóm lửa”.

Ông Lê Văn Thông- Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Châu cho biết: Vụ đông xuân năm nay, Thạch Châu xuống giống 70ha lúa, 245ha lạc và 50ha ngô. Nhưng đợt nắng nóng kéo dài vừa qua rơi đúng vào thời điểm cây lúa trỗ bông, cây lạc và ngô đơm hoa nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng. Qua thống kê đến thời điểm này có 40ha lạc và khoảng 5ha lúa mất trắng. So với mùa vụ năm trước đây, năng suất lúa đạt từ 2 đến 3 tạ/sào (3,2 tấn/ha) nay chỉ đạt 1,5 tạ/sào.

Ông Đặng Văn Hiển- Trưởng phòng NNPTNT huyện Lộc Hà cho biết: Vụ đông xuân 2011-2012, toàn huyện xuống giống 1.923ha cây lúa, 1.401ha lạc và 224ha ngô, nhưng đến thời điểm này đã có 533ha cây trồng bị mất trắng, trong đó cây lúa 132ha, lạc 193ha và cây ngô 192ha.

Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ Nuôi Gà Sao Triển Vọng Từ Nuôi Gà Sao

Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.

11/11/2013
Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè

Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.

11/11/2013
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Khánh Hòa Đạt 72.380 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Khánh Hòa Đạt 72.380 Tấn

Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.

11/11/2013
Nhiều Mục Tiêu Trong Mô Hình Bảo Vệ, Nuôi Điệp Quạt Nhiều Mục Tiêu Trong Mô Hình Bảo Vệ, Nuôi Điệp Quạt

Đại diện Công ty TNHH Hải Nam cho biết, những năm qua, từ nguồn điệp quạt, công ty sản xuất, chế biến thành những sản phẩm xuất khẩu. Bây giờ, điệp quạt cạn kiệt, công ty có trách nhiệm hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng vùng nuôi điệp quạt tập trung. Qua việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi điệp quạt này, người dân có thêm thu nhập, công ty có vùng nguyên liệu ổn định để thực hiện các đơn hàng. Hơn thế, với vùng nuôi tập trung, có người quản lý, theo dõi... điệp quạt sau khi khai thác, chế biến sẽ bảo đảm sạch, đáp ứng các yếu tố cho việc xây dựng thành công chương trình chứng nhận MSC cũng như truy được xuất xứ nguồn gốc loài điệp quạt. Từ đó, giá trị con điệp quạt được nâng lên, không chỉ bán được giá cao mà cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng nhiều.

11/11/2013
Cộng Đồng Ngư Dân Cùng Tham Gia Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Cộng Đồng Ngư Dân Cùng Tham Gia Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Tình trạng khai thác thủy sản hủy diệt, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Các khu bảo vệ thủy sản (BVTS) ở đầm phá được thành lập, ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng ngư dân được nâng cao.

11/11/2013