Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Trồng Nấm Phát Triển Ở Nhiều Địa Phương

Nghề Trồng Nấm Phát Triển Ở Nhiều Địa Phương
Ngày đăng: 14/06/2012

Lâm Đồng là một trong những tỉnh được đánh giá có nghề trồng nấm phát triển mạnh.

Khi nấm “lọt” vào danh sách “sản phẩm quốc gia” giai đoạn 2012-2020 để đầu tư thì có thể xem đây là cơ hội tốt để Lâm Đồng phát triển mạnh nghề này.

Nấm mỡ được trồng tại Đà Lạt. Ảnh: Báo Lâm Đồng

Hiện Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng đang triển khai đề tài “Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất meo giống nấm” cho Công ty TNHH Ngọc Yến Minh (huyện Đơn Dương). Ngoài việc đào tạo 4 kỹ thuật viên và hoàn thiện quy trình sản xuất meo giống nấm cho công ty, Trung tâm cũng đã tuyển chọn và thu thập nhiều giống nấm ăn và giống nấm dược liệu cho đơn vị này.

Theo ghi nhận của UBND huyện Đơn Dương thì việc triển khai dự án đã mang lại những kết quả tốt, đáng kể là đã tuyển chọn được nhiều giống nấm cho huyện như nấm bào ngư, nấm hương, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ… (giống nấm ăn); nấm linh chi, nấm hầu thủ… (nấm dược liệu) để từ đó mở rộng nghề trồng nấm cho Đơn Dương và các địa phương khác ở Lâm Đồng.

Hiện tại, Đơn Dương và Đức Trọng là hai huyện có nghề trồng nấm phát triển mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Theo Sở NNPTNT Lâm Đồng, trong tương lai gần, nghề trồng nấm sẽ phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả tỉnh, kể cả các huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Bởi lẽ, hiện nay nấm là hàng hóa được giá nên mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà nông và đang có sức hấp dẫn nông dân khá lớn.

Theo tính toán của nhà nông: Trồng nấm bào ngư với chu kỳ 6 tháng, cứ 10.000 phôi trên diện tích trung bình khoảng 120m2 thì nhà nông đạt doanh thu trung bình khoảng 70 triệu đồng; trừ vốn đầu tư 45 triệu đồng, còn lãi ròng 25 triệu. Còn nếu trồng nấm rơm thì từ khi trồng đến lúc thu hoạch chỉ có 45 ngày nhưng trung bình mỗi ha cho tổng doanh thu đến 300 triệu đồng; trừ chi phí, nông dân lãi ít nhất cũng 180 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa

Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.

11/05/2013
Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.

03/01/2013
Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

11/05/2013
Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

12/05/2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh) Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh)

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

12/05/2013