Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chợ Lách (Bến Tre) Hạn Chế Hiện Tượng Nứt Trái Chôm Chôm Rong-Riêng

Chợ Lách (Bến Tre) Hạn Chế Hiện Tượng Nứt Trái Chôm Chôm Rong-Riêng
Ngày đăng: 23/04/2014

Những năm gần đây, trái chôm chôm Rong-riêng được thị trường ưa chuộng và từ đó có nhiều nhà vườn Chợ Lách (Bến Tre) trồng loại cây này.

Chôm chôm Rong-riêng có ưu điểm: sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa và đậu trái, phẩm chất trái ngon, giá trị thương phẩm cao… Tuy nhiên, cây có hiện tượng nứt trái. Mặc dù nhà vườn đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để hạn chế hiện tượng này, điển hình như không bón phân hay hạn chế bón phân có hàm lượng đạm (N) cao trong giai đoạn trái đang phát triển nhưng kết quả thu được không cao.

Qua khảo sát thực tế và tìm hiểu các thông tin liên quan, nhóm nghiên cứu của kỹ sư Lê Văn Đơn - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, nhận thấy: Chôm chôm Rong-riêng và những giống khác sau khi đậu trái khoảng 15 đến 16 tuần thì có khả năng thu hoạch.

Từ tuần thứ 9, trái chôm chôm hình thành cơm và tăng nhanh trọng lượng đến khi chín. Trái chôm chôm Rong-riêng có vỏ mỏng nên hiện tượng nứt trái trong giai đoạn này diễn ra. Nhất là trong giai đoạn mang trái, cây bị mất nước, sau đó lại bị thừa nước đột ngột do mưa hay yếu tố khác.

Từ các nghiên cứu, khảo sát, nhóm nghiên cứu kết luận hai vấn đề chính làm trái chôm chôm Rong-riêng bị nứt, đó là: Trong quá trình nuôi trái, cây bị thiếu nước; đột ngột sau đó cây bị dư nước (do mưa), cơm trái lớn nhanh hơn bình thường làm lớp vỏ mỏng bị nứt. Để khắc phục hiện tượng trên, phải có giải pháp canh tác đồng bộ ngay sau khi cây đậu trái.

Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến cáo: Sau khi cây chôm chôm Rong-riêng đậu trái, nhà vườn cần áp dụng 2 giải pháp chính trong canh tác là: Duy trì độ ẩm trong đất, tăng cường lượng nước tưới thường xuyên để cung cấp đủ nước cho rễ hoạt động; tạo vỏ dày bằng cách bón phân hợp lý.

Nếu trong giai đoạn mang trái, cây chôm chôm Rong-riêng bị thiếu nước thì trái sẽ không lớn, cây bị cháy lá, nguy cơ nứt trái rất cao nếu gặp mưa. Trong mùa nắng, nhà vườn cung cấp đủ nước cho cây chôm chôm Rong-riêng trong giai đoạn mang trái thì hiện tượng sốc nước dẫn đến trái bị nứt sẽ không xảy ra.

Giải pháp tốt nhất được nhóm nghiên cứu đề xuất là thường xuyên xả nước mương vườn hoặc tưới đủ nước sạch cho cây, kết hợp phun phân bón trên lá.

Để tăng độ dày cho vỏ trái chôm chôm Rong-riêng, từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8, sau khi cây đậu và hình thành trái (tạo vỏ và hạt), nhà vườn phải sử dụng phân bón đúng cách. Điều này quyết định việc có hay không hiện tượng nứt trái cũng như năng suất và chất lượng trái sau này.

Giải pháp tốt nhất lúc này là tăng lượng phân Lân (P) và Kali (K) cao hơn Đạm (N), theo nguyên tắc dịch chuyển để đến tuần thứ 8 thì lượng NPK có tỷ lệ bằng nhau. Từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 16 (thu hoạch), trái có cơm và lớn nhanh, ngoài việc cung cấp lượng đạm (N) cao, nhà vườn chú ý sử dụng canxi phun định kỳ để vỏ trái cứng chắc.

Trong quá trình bón phân cho cây, nhà vườn cần sử dụng phân đơn gồm: U-rê, DAP thay cho Super Lân và Clorua Kali. Tùy theo lượng trái trên mỗi cây mà nhà vườn xác định liều lượng bón phân ở gốc cho phù hợp. Thông thường, cây mang khoảng 70kg trái có thể bón từ 100-120 gram. Cây mang từ 100kg trái trở lên có thể bón từ 2.000-2.500gram phân hỗn hợp như trên.

Nhà vườn có thể trộn lẫn các loại phân để bón, tuy nhiên, tốt nhất nên bón từng loại phân để có thể điều chỉnh theo nhu cầu của cây. Phân bón cần rải đều quanh gốc, theo tán cây. Trước khi bón phân, nên tưới nước giữ ẩm cho đất. Sau khi bón phân, cần tưới nước liên tục từ 7 đến 10 ngày để phân bón tan trong đất cho cây hấp thụ.

Quy trình chăm sóc trái chôm chôm Rong-riêng được nhóm nghiên cứu tóm tắt như sau: Sau khi cây đậu trái, từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 14, nhà vườn cần bón 6 lần phân. Từ 1 đến 8 tuần, bón phân 3 lần. Từ tuần thứ 9 đến thứ 14, bón phân 3 lần.

Tuần thứ 2, lượng phân NPK bón rễ được chia theo tỷ lệ 3-2-1, kết hợp phòng ngừa bệnh phấn trắng và phun phân bón lá có NPK theo tỷ lệ 1-2-1. Tuần thứ 5, lượng NPK bón cho rễ chia theo tỷ lệ 2-2-1, kết hợp ngừa sâu đục trái và phun phân bón lá có NPK, theo tỷ lệ 1-1,5-1.

Tuần thứ 8, lượng NPK bón qua rễ chia theo tỷ lệ 1-1-1, kết hợp ngừa sâu đục trái và phun phân bón lá có NPK theo tỷ lệ 1-1-1. Tuần thứ 10, phân NPK bón qua rễ chia theo tỷ lệ 3-2-1, kết hợp ngừa sâu đục trái, kết hợp phân bón lá có NPK theo tỷ lệ 3-1-1 và Canxi. Tuần 12, phân NPK bón qua rễ có tỷ lệ 2-2-1, kết hợp ngừa sâu đục trái, phun phân bón lá có tỷ lệ NPK là 3-1-1 và Canxi.

Tuần 14, phân bón qua rễ có tỷ lệ NPK là 3-1-1, kết hợp phun thuốc ngừa sâu đục trái có thời gian cách ly ngắn, phun phân bón lá có tỷ lệ NPK là 1-1-1. Trong giai đoạn trái chuẩn bị thu hoạch, nhà vườn ngưng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Đối chiếu với cách xử lý của nhà vườn, các giải pháp nêu trên có hiệu quả cao hơn. Giải pháp được tập huấn chuyển giao cho 600 lượt nhà vườn, giảm đến mức thấp nhất hiện tượng nứt trái chôm chôm Rong-riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách. Cuối năm 2013, giải pháp này được trao giải nhì tại Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ 4, giai đoạn 2011-2013.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Trê Lai Hốt Bạc Nuôi Cá Trê Lai Hốt Bạc

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

17/02/2014
Nuôi Ếch Trong Bể Lót Bạt Ở An Giang Nuôi Ếch Trong Bể Lót Bạt Ở An Giang

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

17/02/2014
Tôm Nguyên Liệu Tăng Giá Ở Cái Nước Tôm Nguyên Liệu Tăng Giá Ở Cái Nước

Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước, nhất là những hộ nuôi tôm công nghiệp đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Với giá tôm nguyên liệu như hiện nay, hầu hết người nuôi đều có lãi. Tiếp đà thắng lợi, bà con nông dân đang mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, trong đó tỷ lệ ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90%.

17/02/2014
Con Tôm 2014 Cơ Hội Nhiều, Rủi Ro Lớn Con Tôm 2014 Cơ Hội Nhiều, Rủi Ro Lớn

Dự báo trong năm 2014 con tôm tiếp tục có cơ hội giành được nhiều thắng lợi trong xuất khẩu. Nhưng cũng vì vậy, ngay từ đầu năm, không ít hộ dân đã “xé rào”, xuống giống ngoài khung lịch thời vụ khuyến cáo, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

17/02/2014
Thả 25.000 Con Cá Giống Về Thiên Nhiên Ở An Giang Thả 25.000 Con Cá Giống Về Thiên Nhiên Ở An Giang

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu cùng đông đảo người dân di chuyển đến lưu vực sông Tiền và tiến hành thả ra sông 25.000 con cá giống bản địa quý hiếm, hơn 42.800kg cá giống và cá thịt các loại như mè vinh, cá hô, mè trắng, mè hoa. Tổng kinh phí cho đợt thả cá lần này trên 1,1 tỷ đồng từ nguồn vận động đóng góp của 68 tổ chức, 302 cá nhân trong và ngoài địa phương.

17/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.