Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chịu khó học hỏi ắt thành công

Chịu khó học hỏi ắt thành công
Ngày đăng: 07/05/2015

Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề nông, cái nghèo đã khiến anh Chính không có điều kiện tiếp tục học lên chuyên nghiệp. Ở thôn Lủng Vạng quê anh, người dân đã manh mún làm nghề chế biến và sản xuất miến dong nhưng thủ công, mất nhiều thời gian, thị trường cũng chưa biết đến.

Bởi vậy, anh phụ giúp gia đình bằng cách đi làm thuê, rồi đi học lái xe… nhưng cũng chỉ đồng ra đồng vào nuôi đủ bản thân. “Cơ duyên” đến với anh khi một lần chủ hàng khuyên: Sao không đi xuống Hà Tây xem người ta tráng bánh, làm miến bằng công nghệ mới để về thay đổi cách làm truyền thống tráng tay.

Cũng đúng, quê anh tráng bánh bằng tay vừa tốn củi mà mất nhiều thời gian, sợi miến sợi to sợi nhỏ, chất lượng không đồng đều. Có trong tay 5 triệu đồng, anh Nông Văn Chính quyết định đi xuống Hà Tây, vào làng nghề sản xuất miến khảo sát thực tế. Đến nơi, công nghệ sản xuất miến dây chuyền làm anh bất ngờ.

Hỏi ra, một ngày họ tráng khoảng chục tấn tinh bột, còn mình tráng tay cùng lắm được 80-100kg bột. Tuy nhiên giá thành máy tới hơn 100 triệu đồng. Như nhìn thấy tương lai của gia đình mình, anh Chính quay về bàn với vợ, thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng.

Năm 2007, anh Chính đầu tư mua máy tráng hơi, với công suất 1 tấn tinh bột/ngày. Để học hỏi cách vận hành, anh mời người có tay nghề ở làng nghề miến Hà Tây lên hướng dẫn. Có xưởng và đầu tư máy móc nhưng hai mẻ đầu tiên được 9 tạ miến khô, anh chở xe máy, gửi ô tô xuống Thái Nguyên bán nhưng bị khách hàng từ chối, trả về vì ăn không ngon.

Thua lỗ mấy chục triệu đồng nhưng vợ chồng anh động viên nhau và đúc kết kinh nghiệm, chú ý từng khâu sản xuất. Ngày một kinh nghiệm, sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn. Tết năm 2007, gia đình anh đã thu về số tiền hơn 100 triệu đồng- đủ trả ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Sau đó anh lại tiếp tục khăn gói đi học tập kinh nghiệm sản xuất ở những vùng làm miến nổi tiếng.

Đến năm 2011, miến dong do cơ sở anh Nông Văn Chính sản xuất đã có thị trường, lượng đơn đặt hàng và tư thương đến tận nơi mua ngày càng tăng, hầu như miến sản xuất ra đều bán hết.

Anh Chính chia sẻ: để có thương hiệu cần thời gian và sự kiên trì, chịu khó học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ những người đi trước và bản thân sau nhiều lần thất bại. Cũng đã có những ngày khổ cực, sáng sớm anh đi xe máy, đèo mấy tạ miến đi Ngân Sơn tiếp thị, phân phối và cho những người có thiện chí sử dụng miễn phí để họ đánh giá…

Anh Chính chia sẻ: Miến của gia đình sản xuất làm theo cách truyền thống, sử dụng máy móc để đẩy nhanh năng suất nên mẫu mã đồng đều, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong các khâu sản xuất. Để sợi miến ngon, dai giòn, không bị nát khi nấu và có hương vị mát ngọt của bột dong, ngoài khâu pha chế tỉ lệ phù hợp giữa bột sống và chín thì ánh nắng ảnh hưởng đến chất lượng miến, phơi sợi miến những ngày nắng khi đóng gói và đem chế biến vẫn có mùi thơm của nắng.

Với công suất khoảng 1 tấn tinh bột/ngày, năm 2013 cơ sở sản xuất miến dong Chính Tuyển sản xuất và bán ra thị trường 60 tấn miến khô, năm 2014 tăng lên 84 tấn. Năm 2015 với việc nâng cấp máy móc lên công suất 50 tấn củ dong/ngày, anh Chính phấn đấu sản xuất 120 tấn miến khô. Cơ sở sản xuất của gia đình anh đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động với thu nhập 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Sự tỉ mỉ, chịu khó trong học hỏi nâng cao chất lượng miến và tiếp thị sản phẩm, uy tín miến dong Chính Tuyển đã có chỗ đứng trên thị trường ngoài tỉnh. Năm 2012, sản phẩm miến do cơ sở anh Chính sản xuất đã có cơ hội xuất khẩu sang Ba Lan, Nga. Trong năm 2015 sẽ xuất khẩu sang Thái Lan. Hiện, sản phẩm miến Chính Tuyển có hai cơ sở phân phối tại Thái Nguyên và Hà Nội.

Để có vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất, năm 2015 anh Nông Văn Chính đã đến từng thôn để ký hợp đồng thu mua, bao tiêu củ dong riềng với diện tích hơn 100ha, với giá thấp nhất 1.500 đồng/kg; đồng thời thực hiện ủ bã dong riềng làm phân vi sinh cho bà con với mức giá hỗ trợ. Sự nỗ lực vươn lên, năng động trong phát triển kinh tế của gia đình anh Nông Văn Chính xứng đáng được bà con học hỏi, nhân rộng/.


Có thể bạn quan tâm

Tập Đoàn Hùng Cá Mở Rộng Sản Xuất Tập Đoàn Hùng Cá Mở Rộng Sản Xuất

Sáng mùng 6 Tết, Tập đoàn Hùng Cá (Khu Công nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình - Đồng Tháp) đã ra quân lao động đầu năm trong không khí phấn khởi, quyết tâm đạt mức tăng trưởng 55% so với mục tiêu năm 2013.

10/02/2014
Cá Da Trơn Kẹt Đường Vào Mỹ Cá Da Trơn Kẹt Đường Vào Mỹ

Ngành thủy sản Việt Nam lo sốt vó trước các điều luật về tiêu chuẩn kỹ thuật có tính áp đặt sắp được phía Mỹ thực thi nhằm ngáng đường cá da trơn của chúng ta xuất sang thị trường này

10/02/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Cà Mau Phấu Đấu Đạt 1 Tỷ 140 Triệu USD Xuất Khẩu Thủy Sản Cà Mau Phấu Đấu Đạt 1 Tỷ 140 Triệu USD

Ông Châu Công Bằng, Phó GĐ Sở NNPTNT Cà Mau, cho biết, sau kỳ nghỉ Tết, ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn… nông dân phấn khởi thu hoạch tôm nuôi được mùa, trúng giá và bắt tay cải tạo ao đầm chuẩn bị cho mùa vụ sản xuất mới.

10/02/2014
Gian Nan Cá Tra Xuất Ngoại Gian Nan Cá Tra Xuất Ngoại

Gần 20 năm xuất ngoại, cá tra Việt Nam đã “bơi” đến 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, mang về gần 2 tỷ USD mỗi năm. Cá tra đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định thương hiệu ngành thủy sản Việt Nam. Nhưng đường “bơi” cho “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam dường như còn lắm gian nan.

10/02/2014
Xây Dựng Công Trình Lưới Điện Khu Nuôi Trồng Hải Sản Xây Dựng Công Trình Lưới Điện Khu Nuôi Trồng Hải Sản

Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) có 35km bờ biển chạy dọc theo 5 xã trong đó có khoảng 5.000ha bãi triều và 3.000ha rừng ngập mặn, rất phù hợp với phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ sản.

10/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.