Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nếu Giống Ngô Biến Đổi Gene Tốt, Chúng Tôi Sẵn Sàng Mua Trồng

Nếu Giống Ngô Biến Đổi Gene Tốt, Chúng Tôi Sẵn Sàng Mua Trồng
Ngày đăng: 09/09/2014

Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân sẽ mua.

“Nhiều người háo hức chờ đợi"

Bà Hà Thị Phương - dân tộc Thái ở xã Chiềng Khoa (huyện Mộc Châu, Sơn La) cho biết:

Mỗi năm gia đình tôi trồng hơn 40kg giống ngô DK 6919. Giống ngô này cũng rất tốt, bắp đều hơn nên năng suất cũng cao hơn so với các giống ngô trồng trước đó.

Cứ có bao nhiêu ngô bẻ xuống đều bán tươi cả cho thương lái, giá từ 3.000 – 3.700 đồng/kg, nhận tiền ngay nên chẳng phải lo nghĩ tới tách hạt, phơi sấy. Có tiền chúng tôi trả nợ cho các đại lý giống, phân bón, rồi tiếp tục mua giống trồng vụ mới.

Tuy nhiên, cái chúng tôi lo là tình hình thời tiết thất thường, có năm trồng gần đến ngày thu hoạch thì bị mưa bão, ngô đổ hết dẫn tới năng suất giảm đáng kể. Ngoài ra, trồng ngô trên diện tích đất quen thuộc cũng hay xảy ra sâu bệnh và cỏ mọc um tùm.

Với diện tích lớn, không thể đủ người đi phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ được. Nghe nói giống ngô biến đổi gene mà Nhà nước có thể cho trồng trong thời gian tới là không có sâu và dễ dàng trừ cỏ, nhiều người cũng háo hức chờ đợi lắm.

Bà Sa Thị Hân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Khoa (huyện Mộc Châu – Sơn La) cho biết,  hiện hầu hết các hộ dân trong xã đều trồng ngô, bình quân mỗi hộ gieo 30kg giống (1ha hết khoảng 20kg giống), thậm chí có nhà gieo tới 200kg giống, trừ chi phí, các hộ thu lãi 50-60 triệu đồng/năm.

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đất đổi núi nên từ  nhiều năm nay, cây ngô đã trở thành cây trồng chính của người dân trong xã, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc.

Xét về kinh nghiệm canh tác, thực tế bà con cũng còn rất nhiều hạn chế. Sau khi gieo trồng có nhiều hộ cũng chẳng có đủ thời gian để chăm sóc nên năng suất ngô cũng chưa được cao. Tính trung bình mỗi hộ hiện trồng hơn 1ha, có hộ hơn 10ha thì không thể đủ sức chăm sóc kỹ cho ngô được.

Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân trong xã mua về trồng. Biết được trồng một giống mới vừa tốt ít công chăm sóc lại vừa có năng suất cao, ổn định thì dù đắt tiền nhiều người cũng sẽ đầu tư.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2014 Phát Triển Vượt Bậc Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2014 Phát Triển Vượt Bậc

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Tính đến nay, cả nước đã thả nuôi được 685.000 ha tôm nước lợ (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó diện tích nuôi tôm sú 590.000 ha, tôm thẻ chân trắng 95.000 ha, sản lượng thu hoạch 660.000 tấn (đạt 120% kế hoạch và tăng 20,4% so năm 2013). Giá trị kim ngạch XK 9 tháng đầu năm ước đạt 6,48 tỷ USD, trong đó XK tôm đạt 2,93 tỷ USD.

05/11/2014
Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y

Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)

05/11/2014
Hội Nghị Phân Bón Và Hóa Chất Hội Nghị Phân Bón Và Hóa Chất

Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.

05/11/2014
Đạm Ninh Bình Hòa Nhập Thị Trường Đạm Ninh Bình Hòa Nhập Thị Trường

Kể từ khi chính thức nhấn nút vận hành tháng 3/2012, không tránh khỏi khó khăn song với nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Cty, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các đơn vị hữu quan, bạn hàng, Cty đã đạt được thành quả nêu trên.

05/11/2014
Mô Hình Thí Điểm Nuôi Tôm Càng Xanh Trên Ruộng Lúa Bước Đầu Mang Lại Hiệu Quả Mô Hình Thí Điểm Nuôi Tôm Càng Xanh Trên Ruộng Lúa Bước Đầu Mang Lại Hiệu Quả

Hộ ông Trần Văn Cậy, ở ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng lên bờ bao, cải tạo 1,5ha đất ruộng để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, được Trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc.

05/11/2014