Chim Trĩ Đỏ Con Nuôi Mới Ở Đức Linh

Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh cùng thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ” tại thị trấn Đức Tài…
Kể từ đầu năm 2014, mô hình triển khai tại hộ bà Võ Thị Diễm Phương - thôn 6, khu phố 6, thị trấn Đức Tài. 12 con chim trĩ đỏ giống một năm tuổi (gồm 8 con mái và 4 con trống) mua tại TP. Phan Thiết.
Vừa qua, mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh tổ chức hội thảo, nghiệm thu. Qua ghi nhận ý kiến của chủ hộ tham gia và đại diện đơn vị chức năng, đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả.
Chim trĩ đỏ được xem là đối tượng nuôi có khả năng dễ thích ứng, lớn nhanh và kháng bệnh. Thông thường sau 8 tháng chim trĩ mái bắt đầu đẻ trứng trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, mỗi con mái trưởng thành có thể đẻ khoảng 90 - 100 trứng/năm…
Thế nhưng vì là con nuôi mới đối với người dân nên trong quá trình thực hiện mô hình không tránh khỏi những phát sinh mà hộ dân tham gia chưa lường. Tình trạng chim trĩ không đẻ trứng vào ổ và thường mổ bể làm thất thoát sản lượng, việc đưa trứng vào máy ấp không tập trung dẫn đến kết quả nở con hạn chế. Dẫn chứng trong 8 tháng qua, số lượng trứng mà mô hình thu được là 780 trứng nhưng có đến 330 trứng bị hư.
Cùng thời gian, mô hình đã thử nghiệm đem ấp 85 trứng, kết quả nở được 45 chim con. Theo hiệu quả của mô hình, nếu nuôi chim trĩ chỉ lấy trứng để bán (khoảng 30.000 đồng/ trứng) sẽ cho thu nhập gần 1,8 triệu đồng/tháng, còn ấp bán con giống (120.000 đồng/con) chắc chắn lợi nhuận tăng cao hơn.
Hiệu quả kinh tế trong năm đầu dù chưa như mong đợi, song đề tài đã đạt mục tiêu đề ra là xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ nhằm đa dạng hóa vật nuôi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.