Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mường Chà Được Mùa Lúa Chiêm Xuân

Mường Chà Được Mùa Lúa Chiêm Xuân
Ngày đăng: 04/06/2014

Cuối tháng 5, nông dân huyện Mường Chà bước vào những ngày thu hoạch cuối cùng của vụ lúa đông xuân. Vụ này Mường Chà được mùa, mang lại niềm vui lớn cho người nông dân. Trong các thôn bản, bà con tận dụng từng khoảng trống bằng phẳng, tranh thủ trời nắng để phơi lúa.

Anh Lý A Hênh, bản Na Sang, xã Na Sang cho biết: Vụ đông xuân năm nay, gia đình tôi gieo 1.500m2 lúa. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, chăm sóc theo sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp xã và thời tiết cũng tương đối thuận lợi nên vụ lúa này gia đình tôi thu hoạch được 33 bao thóc, tăng 4 bao so với vụ đông xuân năm 2013.

Mường Tùng là xã có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa nước và là 1 trong 3 xã (Mường Tùng, Na Sang, Mường Mươn) có diện tích lúa đông xuân lớn nhất huyện Mường Chà.

Ở đây, thời gian sản xuất vụ đông xuân đúng vào mùa nước cạn của các con sông, suối như Nậm Lay, Nậm He... nên bà con nông dân các bản vùng ngoài của xã Mường Tùng đã tận dụng các bãi bồi đất đai màu mỡ để sản xuất lúa chiêm xuân.

Anh Quàng Văn Xuân, bản Phiêng Ban, xã Mường Tùng cho biết: Vụ đông xuân, năm nào gia đình tôi cũng tận dụng được khoảng 2.000m2 trên các bãi bồi của sông, suối mùa nước cạn để gieo cấy. Năm nay được mùa, gia đình tôi thu hoạch được 40 bao thóc, nhiều hơn năm ngoái 5 bao.

Ông Lò Văn Hùng, Phó Chủ tịch xã Mường Tùng cho biết: Với lợi thế có nhiều bãi bồi sông, suối nên vụ đông xuân, xã Mường Tùng có diện tích sản xuất lớn nhất huyện. Năm nay, toàn xã gieo cấy 87,2ha lúa, tăng 1,05ha so với vụ chiêm năm 2013.

Ngay từ đầu vụ, chính quyền xã đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông kết hợp các trưởng bản làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm đất, chuẩn bị phân bón, cơ cấu giống hợp lý, gieo trồng đúng khung thời vụ. Thời tiết năm nay cũng tương đối ổn định, là điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển.

Mặt khác, chính quyền và người dân đã chủ động theo dõi tình hình, diễn biến của các loại dịch bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời nên cây lúa được bảo vệ an toàn. Do đó, vụ đông xuân năm nay được mùa. Năng suất bình quân của xã đạt 48,2 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha so với vụ chiêm năm 2013).

Hiện nay, huyện Mường Chà đã thu hoạch được 80% diện tích. Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện cho thấy: sản xuất vụ lúa đông xuân năm nay trên địa bàn tương đối thuận lợi, diện tích gieo trồng tăng 8,15ha so với vụ đông xuân năm 2013; người dân tuân thủ đúng lịch thời vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kết hợp với chủ động phòng chống dịch bệnh.

Qua thăm đồng, định sản, năng suất bình quân toàn huyện ước đạt 47 tạ/ha (tăng 1 tạ/ha); sản lượng toàn huyện ước đạt 1.202,5 tấn (tăng 54,7 tấn) so với vụ đông xuân năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Giống Cá Lăng Chấm Sản Xuất Giống Cá Lăng Chấm

Thức ăn của cá lăng chấm là những loại cá tạp đánh bắt trên sông. Do đó, rất phù hợp với lối chăn nuôi ở các làng vạn chài dọc theo bờ sông Lô, sông Gâm và hộ nuôi cá lồng.

11/07/2014
Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi

Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

03/12/2014
Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

03/12/2014
Người Vực Dậy Nghề Nuôi Tôm Hoà Thắng Người Vực Dậy Nghề Nuôi Tôm Hoà Thắng

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

11/07/2014
Gỡ Khó Cho Người Trồng Dược Liệu Gỡ Khó Cho Người Trồng Dược Liệu

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

03/12/2014