Chim Trĩ Đỏ Con Nuôi Mới Ở Đức Linh

Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh cùng thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ” tại thị trấn Đức Tài…
Kể từ đầu năm 2014, mô hình triển khai tại hộ bà Võ Thị Diễm Phương - thôn 6, khu phố 6, thị trấn Đức Tài. 12 con chim trĩ đỏ giống một năm tuổi (gồm 8 con mái và 4 con trống) mua tại TP. Phan Thiết.
Vừa qua, mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh tổ chức hội thảo, nghiệm thu. Qua ghi nhận ý kiến của chủ hộ tham gia và đại diện đơn vị chức năng, đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả.
Chim trĩ đỏ được xem là đối tượng nuôi có khả năng dễ thích ứng, lớn nhanh và kháng bệnh. Thông thường sau 8 tháng chim trĩ mái bắt đầu đẻ trứng trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, mỗi con mái trưởng thành có thể đẻ khoảng 90 - 100 trứng/năm…
Thế nhưng vì là con nuôi mới đối với người dân nên trong quá trình thực hiện mô hình không tránh khỏi những phát sinh mà hộ dân tham gia chưa lường. Tình trạng chim trĩ không đẻ trứng vào ổ và thường mổ bể làm thất thoát sản lượng, việc đưa trứng vào máy ấp không tập trung dẫn đến kết quả nở con hạn chế. Dẫn chứng trong 8 tháng qua, số lượng trứng mà mô hình thu được là 780 trứng nhưng có đến 330 trứng bị hư.
Cùng thời gian, mô hình đã thử nghiệm đem ấp 85 trứng, kết quả nở được 45 chim con. Theo hiệu quả của mô hình, nếu nuôi chim trĩ chỉ lấy trứng để bán (khoảng 30.000 đồng/ trứng) sẽ cho thu nhập gần 1,8 triệu đồng/tháng, còn ấp bán con giống (120.000 đồng/con) chắc chắn lợi nhuận tăng cao hơn.
Hiệu quả kinh tế trong năm đầu dù chưa như mong đợi, song đề tài đã đạt mục tiêu đề ra là xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ nhằm đa dạng hóa vật nuôi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Related news

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

Với năng suất đạt từ 2 tấn/công trở lên, bán tại ruộng khoảng 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng khoai còn lời 7,5 triệu đồng. Đó là hạch toán của người trồng khoai lang ở một số xã của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Đồng bào Khmer còn thông tin với nhau, năm nay, khoai lang Bảy Núi được mùa nhờ có bạn hàng “ăn vô” và họ “xuất khẩu” sang Takeo, Phnom Penh (Campuchia).

Theo báo cáo của NM đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm đạt từ 700 - 720 ha.

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Hai mặt hàng đều đang đối mặt với những dịch bệnh có tên, mà nếu xảy ra thì chỉ có nước bỏ đi. Nhà vườn thanh long, hiện ai chẳng lo bệnh đốm trắng xuất hiện. Ban đầu chỉ trên dăm ba cây nhưng chỉ trong dăm ba ngày, lan ra cả nghìn cây trong vườn.