Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đóng Tàu Vỏ Thép Là Để Phục Vụ Quyền Lợi Của Ngư Dân!

Đóng Tàu Vỏ Thép Là Để Phục Vụ Quyền Lợi Của Ngư Dân!
Ngày đăng: 04/06/2014

Đó là khẳng định của ông Phan Đức Tú- Tổng giám đốc ngân hàng BIDV Việt Nam tại buổi tọa đàm triển khai chương trình tín dụng khai thác hải sản xa bờ năm 2014, do BIDV Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ngãi chủ trì vào chiều 3.6. Đây là chương trình được hầu hết các ngư dân đồng lòng ủng hộ với những ưu đãi chưa từng có.

Dự buổi tọa đàm còn có Phó Cục trưởng Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phạm Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lê Viết Chữ, đại diện Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh cùng các ngư dân Quảng Ngãi tiêu biểu.

Cho vay đến 90% giá trị con tàu

Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Ngọc Tuấn- Phó Cục trưởng Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho rằng, nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản sắp được ban hành sẽ có những ưu đãi chưa từng có cho ngư dân vươn khơi, bám biển.

Hiện cả nước có 117.000 tàu cá nhưng hầu hết đều là tàu vỏ gỗ, động cơ cũ, thu nhập người lao động chưa cao. Do đó, Chương trình tín dụng hỗ trợ ngư dân sẽ giúp lực lượng ngư dân có điều kiện cải thiện, đóng tàu sắt và giải quyết những vấn đề đang tồn tại.

BIDV Việt Nam thông báo sẽ dành khoản tín dụng 3.000 tỉ đồng cho ngư dân vay vốn để đầu tư đóng mới tàu cá công suất lớn. BIDV ưu tiên giải ngân cho ngư dân, các tổ đội khai thác hải sản đạt hiệu quả đóng tàu vỏ thép. Về vốn vay đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới, ngư dân được vay đến 90% tổng giá trị con tàu trong 10-12 năm, đóng tàu vỏ gỗ là 70% trong vòng 7 năm. Lãi suất dự kiến 2-3%/năm.

Ông Phan Đức Tú- Tổng giám đốc BIDV Việt Nam khẳng định: “Ngoài ra, BIDV còn sử dụng nguồn vốn lưu động cho ngư dân vay mua ngư lưới cụ, trang thiết bị tàu cá với lãi suất khoảng 5%/năm. BIDV sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay để đóng mới tàu cá; thủ tục vay vốn đơn giản, gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của ngư dân”.

Tỉnh Quảng Ngãi có hơn 5.400 tàu cá các loại, trong đó hơn 2.500 tàu đánh bắt xa bờ. Hiện Quảng Ngãi là địa phương có mật độ tàu đánh bắt xa bờ nhiều nhất trong cả nước. Do đó, việc cải hoán, nâng cấp tàu là nhu cầu cấp thiết của ngư dân.

Ngư dân mong chờ sở hữu tàu vỏ thép

Sau khi nghe thông báo về chương trình tín dụng khai thác hải sản, nhiều ngư dân có mặt tại buổi tọa đàm đã thể hiện sự đồng lòng, ủng hộ chương trình. Ngư dân Phan Bé, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) khẳng định: Khi nghe Chính phủ có chương trình hỗ trợ ngư dân, tôi đã tìm hiểu nhiều nơi về tính hữu dụng của tàu vỏ thép. Qua đó, tôi đang đăng ký đóng tàu vỏ thép tại Công ty đóng tàu Nha Trang với thời hạn trả nợ trong vòng 7 năm.

Ngư dân Mai Thành Văn- người sở hữu con tàu vỏ thép đầu tiên tại Quảng Ngãi vừa kết thúc chuyến biển 40 ngày nhận định: Vận hành tàu vỏ thép rất an toàn với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ chuyến đánh bắt. Tuy nhiên, vốn đầu tư khá lớn nên nhiều ngư dân e ngại. Do đó, chương trình cho vay của BIDV ra đời đã đáp ứng được mong mỏi của ngư dân khi cho vay đến 90% giá trị con tàu.

Tuy nhiên, nhiều ngư dân cũng mạnh dạn trình bày nhiều băn khoăn khi cho rằng thời hạn trả nợ và lãi suất 3%/năm vẫn còn khá cao. Ngư dân Võ Công Nhân, TP. Quảng Ngãi đề nghị: “Rất mong BIDV và Chính phủ xem xét giảm mức lãi suất và tăng thời hạn trả nợ, tạo điều kiện cho ngư dân có cơ hội sở hữu những con tàu hiện đại”.

Nói thêm về chương trình tín dụng, ông Phan Đức Tú- Tổng giám đốc BIBV Việt Nam khẳng định: Việc trả nợ của ngư dân sẽ linh động theo quý hoặc theo thời vụ tùy vào đặc thù khai thác thủy sản của từng vùng, từng tàu cá. Việc đóng tàu thép là để phục vụ quyền lợi của ngư dân nên thiết kế tàu sẽ đa dạng, đáp ứng yêu cầu của ngư dân.

Đồng chí Lê Viết Chữ- Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh cho rằng: Sau khi sở hữu những con tàu hiện đại, để thu về hiệu quả cao nhất, ngư dân phải thay đổi cách làm ăn, chuyển từ đánh bắt đơn lẻ sang tập thể. Đồng thời, lựa chọn mẫu thiết kế tàu phù hợp cho từng ngành nghề của ngư dân. Việc thành lập hợp tác xã tàu đánh bắt xa bờ, đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá… là điều cần làm hiện nay.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Phạm Trường Thọ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Sở hữu tàu vỏ thép là mong muốn từ lâu của ngư dân. Quảng Ngãi chỉ mới có 1 chiếc tàu vỏ thép đầu tiên trong số 5.400 tàu cá, vì tài sản thế chấp quá lớn. Nhưng chương trình tín dụng của BIDV đã gỡ bỏ nút thắt này. Đây là chương trình tiên phong trong việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, vươn khơi xa. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ ủng hộ đối với chương trình này.

Thông qua các ý kiến của ngư dân tại buổi tọa đàm, đồng chí Phạm Trường Thọ mong muốn ngân hàng và cấp trên xem xét giải quyết, tạo điều kiện hết mức có thể cho ngư dân. Về phía tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT tổ chức đào tạo kỹ thuật cho các máy trưởng, thuyền trưởng… để vận hành tốt các tàu vỏ thép trong tương lai. Tỉnh Quảng Ngãi cũng sẽ có chính sách hỗ trợ phần nào về kinh phí cho các ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

26/05/2012
Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.

25/04/2012
Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Rô Đầu Vuông Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Rô Đầu Vuông

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.

17/06/2012
Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa

Khóm rau của chiến sĩ hải quân ở Trường Sa

18/06/2012
Thanh Long Thành Cây Làm Giàu Ở Bình Thuận Thanh Long Thành Cây Làm Giàu Ở Bình Thuận

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

26/04/2012