Chỉ thu 2 loại phí về kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc
Trước thông tin vướng mắc trong việc thu phí, lệ phí trong việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện cơ quan thú y các địa phương chỉ thu 2 loại phí về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ lợn, riêng phí lấy mẫu xét nghiệm thì theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn.
Theo báo cáo giải trình của Cục Thú y, thu phí kiểm dịch vận chuyển chỉ thu phí 1 loại phí kiểm tra lâm sàng đối với lợn trọng lượng từ 15kg trở xuống là 500 đồng/con, và lợn trên 15kg là 1.000 đồng/con.
Các Chi cục Thú y không tổ chức bấm thẻ tai lợn thịt và chỉ niêm phong phương tiện vận chuyển. Đối với lợn giống, hầu hết chủ gia súc tự bấm thẻ tai trong quá trình nuôi, nên khi vận chuyển không tổ chức bấm thẻ tai và không thu phí thẻ tai.
Việc thu phí kiểm soát giết mổ lợn thực hiện theo Thông tư 04 và Thông tư 113 sửa đổi của Bộ Tài chính quy định. Mức thu phí phụ thuộc công suất của cơ sở giết mổ từ 100 con đến 200 con/ngày.
Việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ làm cơ sở công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh được thực hiện để chi trả cho việc chi phí xét nghiệm.
Hiện các cơ quan Thú y trên cả nước chỉ thu phí kiểm tra lâm sàng trước khi vận chuyển lợn đi tiêu thụ chia ra 2 dòng thu đối với lợn thịt và lợn sữa và phí kiểm soát giết mổ theo 4 dòng thu theo công suất giết mổ.
Về thu phí xét nghiệm, chỉ lấy mẫu giám sát bệnh định kỳ để cảnh báo và làm cơ sở công nhận an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn, xét nghiệm chỉ tiêu nào thì cơ sở trả tiền theo chỉ tiêu đó.
Có thể bạn quan tâm
Nắng hạn kéo dài thuận lợi cho nạn bọ trĩ hoành hành đã khiến vụ xoài năm nay mất mùa, kết thúc sớm. Không chỉ người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thất thu, mà các vựa cũng lao đao...
5 năm trở lại đây, mô hình trồng đu đủ phát triển mạnh tại xã Hòa Long (TP. Bà Rịa) mang lại đời sống khấm khá hơn cho nhiều hộ gia đình.
Không chỉ là nông dân SX giỏi, ông còn biết tận dụng lợi thế từ những điều kiện sẵn có để tạo ra nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm thông qua việc trồng dâu kết hợp với du lịch sinh thái.
Thời gian gần đây, thị trường cây ăn trái phát triển khá đa dạng. Với ưu thế vượt trội, cây quýt đường được nhiều nông dân lựa chọn. Từ trồng thử nghiệm 8 sào quýt đường đem hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn, ngụ ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) đã phát triển lên 3 ha và dự kiến có thu nhập 600 triệu đồng mỗi năm.
Năm nay, cây vải thiều ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) được mùa nhưng người dân vẫn tiếp tục gặp khó khăn do giá vải rẻ và đầu ra bấp bênh... Những khó khăn này đã diễn ra từ nhiều năm nay, khiến các hộ nông dân nản lòng và đang đứng trước cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.