Chí Công (Bình Thuận) Vào Mùa Khai Thác Sò
Xã Chí Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đang bước vào những ngày chính vụ khai thác sò.
Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.
Toàn xã Chí Công hiện có gần 600 chiếc ghe thuyền, chủ yếu là thuyền chuyên ghề đi lặn hải sản và thuyền đi nghề giã, lưới rê, kéo đơn, câu đơn. Lượng sò cập bến ở xã Chí Công những ngày này có khi lên đến cả trăm tấn mỗi ngày. Sò, nghêu, ốc được các nậu vựa, doanh nghiệp chế biến hải sản ở địa phương thu mua, chế biến xuất khẩu và một phần tiêu thụ tại các chợ, nhà hàng khắp trong và ngoài tỉnh.
Anh Trần Văn Liên (32 tuổi, thôn Hà Thủy, xã Chí Công) chủ ghe chuyên nghề lặn cho biết: “Ghe tôi có 10 lao động, những ngày này trung bình mỗi lần ra khơi lặn cũng được 3,4 - 4 tấn sò các loại, nhiều nhất vẫn là sò lông, sò điệp, sò quạt”.
Chính vụ nên giá bán tại bãi sò cũng khá rẻ, khoảng 15.000 đồng/kg sò lông, 20.000 đồng/kg sò điệp, sò quạt … Sau một ngày lặn biển, trừ hết chi phí, bình quân mỗi ngư dân lặn biển ở đây thu nhập gần cả triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.
Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.
Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.
Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.