Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Giải Pháp Gỡ Khó Cho Phát Triển Tôm Giống

Cần Giải Pháp Gỡ Khó Cho Phát Triển Tôm Giống
Ngày đăng: 19/06/2014

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

Khẳng định thương hiệu, uy tín

Bình Thuận hiện có trên 100 cơ sở sản xuất tôm giống, tập trung nhiều nhất ở huyện Tuy Phong - nơi có nguồn tôm giống được thị trường ưa chuộng nhất cả nước hiện nay. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các cơ sở kinh doanh tôm giống đều được xây dựng khang trang, có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề.

Một số cơ sở có quy mô lớn và không ngừng mở rộng sản xuất, chất lượng tôm giống luôn được chú trọng, giữ vững uy tín trên thị trường. Thời gian qua, tỉnh đã và đang quản lý tốt chất lượng tôm giống. Chi cục Thủy sản tỉnh đặc biệt chú trọng quản lý ở 3 khâu gồm: quản lý yếu tố đầu vào (tôm bố mẹ, thức ăn, thuốc thú y và các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường); quản lý quá trình sản xuất và yếu tố đầu ra.

Theo thống kê, trong năm 2013, sản lượng tôm giống Bình Thuận đạt 18 tỷ con giống, trong đó tôm sú 1,7 tỷ con và tôm thẻ 16,3 tỷ con. Từ đầu năm đến nay, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 11 tỷ con giống, trong đó tôm sú 1 tỷ con, tôm thẻ chân trắng 10 tỷ con. Dự kiến của ngành thủy sản, năm 2014 Bình Thuận sẽ tiếp tục cung ứng cho các cơ sở nuôi tôm tại Việt Nam khoảng 20 tỷ con tôm giống.

Và thách thức

Theo Hiệp hội Tôm giống tỉnh, hiện nay diện tích nuôi tôm giống ngày càng thu hẹp, không đủ phát triển số lượng, chất lượng. Thể tích nuôi tôm giống mới chỉ đạt hơn 45.000m3, không đủ để cung cấp cho thị trường vốn đang rất “khát”. Vì vậy, theo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôm giống, giải pháp để duy trì lợi thế, tăng nguồn thu từ tôm giống là tìm cách hình thành một vùng sản xuất tôm giống tập trung, vùng nuôi công nghiệp cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đến nay việc quy hoạch mới vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Vùng quy hoạch nuôi tôm giống tại xã Chí Công với diện tích 157 hecta từ nguồn ngân sách trung ương lại không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Nguyên nhân theo ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Trước kia chính quyền xây dựng quy hoạch dựa trên tiêu chí chưa sát với thực tế, do đó dẫn đến tình trạng đất quy hoạch cho du lịch thì không phát triển, trong khi ngành nuôi tôm phát triển tốt nhưng lại vướng quy hoạch. Bài toán con tôm hay làm du lịch tại địa phương đang được các doanh nghiệp đặt lên bàn cân”.

Bên cạnh vấn đề quy hoạch, mở rộng vùng nuôi tôm giống, lãnh đạo Công ty Tôm giống Nam Miền Trung băn khoăn: “Hiện nay, số lượng tôm bố mẹ chủ yếu được ký hợp đồng mua từ những nước có nguồn tôm bố mẹ có chất lượng cao như Mỹ, Thái Lan, Singapore.

Việc chủ động sản xuất tôm bố mẹ luôn được các doanh nghiệp quan tâm, tuy nhiên để làm việc này cần kinh phí lớn, trong khi đó, điều kiện sản xuất tôm bố mẹ (vị trí, môi trường, cách ly an toàn sản xuất tôm bố mẹ) chưa an toàn”. Ngoài ra, vấn đề các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là việc phát triển tôm giống còn bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường biển và khói bụi của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân.

Mới đây, tại buổi làm việc với Hiệp hội Tôm giống tỉnh và các doanh nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chia sẻ những khó khăn chung mà các doanh nghiệp sản xuất tôm giống gặp phải. Đồng thời, đề nghị các ngành chức năng, chính quyền địa phương cùng với doanh nghiệp bàn bạc tìm hướng tháo gỡ, tiếp tục duy trì sản xuất, giữ vững thương hiệu tôm giống Bình Thuận.

Phó Bí thư Tỉnh ủy động viên các doanh nghiệp sản xuất tôm giống chủ động vượt qua khó khăn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất tôm giống sạch bệnh cung cấp đủ cho thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Phục Hồi, Cải Tạo Vườn Tiêu Ở Gio Linh Phục Hồi, Cải Tạo Vườn Tiêu Ở Gio Linh

Mô hình thí điểm phục hồi, cải tạo vườn hồ tiêu suy yếu ở thôn Phú Ân, xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) sau một năm thực hiện đã cho kết quả tốt. Từ kết quả ban đầu này đã giúp nông dân hiểu rõ các phương cách đầu tư trong trồng tiêu và lợi ích đầu tư thâm canh đưa lại.

19/06/2014
“Ám Ảnh” Tàu Công Suất Lớn Đánh Bắt Ven Bờ “Ám Ảnh” Tàu Công Suất Lớn Đánh Bắt Ven Bờ

Các tàu thuyền có công suất lớn của ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định vào vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 1 hải lý dùng các thiết bị đánh bắt cá mang tính hủy diệt để khai thác thủy sản, gây bức xúc cho ngư dân địa phương. Quá bất bình, ngư dân Lý Sơn đưa tàu thuyền ra ngăn cản, dẫn đến xung đột.

25/11/2014
Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Thu Hoạch Trên 17.000 Tấn Trái Cây Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Thu Hoạch Trên 17.000 Tấn Trái Cây

Trong những tháng đầu năm, các nhà vườn ở TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã thu hoạch được trên 17.000 tấn trái cây các loại. Trong đó, giá nhiều loại trái cây thanh nhiệt như: bưởi Năm Roi, thanh trà, mận xanh đường luôn ổn định ở mức cao nên các nhà vườn rất phấn khởi.

19/06/2014
Hòa Vang (Đà Nẵng) Trồng Cỏ Nuôi Bò Thành Phong Trào Hòa Vang (Đà Nẵng) Trồng Cỏ Nuôi Bò Thành Phong Trào

Người tiên phong mở ra hướng phát triển kinh tế này là ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm, xã Hòa Phú. Cách đây dăm năm, nhờ thu nhập cao từ thả cá nước ngọt quy mô thâm canh, ông đầu tư mua hơn chục con bò về nuôi. Hồi đó, thức ăn cho bò chỉ là cây cỏ tự nhiên tại các gò đồi.

25/11/2014
Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.

19/06/2014