Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng Ở

Giá cá tra nguyên liệu tăng, giá thức ăn nuôi cá lại giảm là một thực tế hiếm thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu tháng 4/2013, giá thức ăn nuôi cá tra (loại 26 độ đạm) đã giảm 300 đồng/kg so với tháng trước và hiện đang dừng lại ở mức 11.400 đồng/kg. Trong khi đó, giá cá tra nguyên liệu (loại trọng lượng 700g – 1,3kg/con) hiện tăng khoảng 1.000 đồng/kg so tháng 3 vừa qua.
Theo nhiều người nuôi cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu tăng, thức ăn chăn nuôi giảm là bởi các nguyên nhân sau: Do đầu ra của sản phẩm thức ăn nuôi cá tra đang trên đà thu hẹp do người nuôi đang sắp xếp lại mô hình nuôi và có xu hướng giảm quy mô đầu tư; do giá nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn đang có chiều hướng giảm; do kế hoạch kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi cá trong nước đã có tác động đến việc giảm giá thức ăn nuôi cá.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn.

Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.

Nhiều năm qua, cây măng cụt được xem là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho trên 400 hộ nông dân ở cù lao Tân Qui, trong đó có gần 100 hộ có thu nhập từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi năm.