Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sò Huyết Ô Loan Đổi Hình Thay Dạng

Sò Huyết Ô Loan Đổi Hình Thay Dạng
Ngày đăng: 10/04/2013

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

Sò huyết Ô Loan kích cỡ bằng ngón tay cái trung bình, còn các loại sò đang bày bán thì to hơn nhiều. Khi thắc mắc thì một người dân giải thích: “Nói thiệt với anh đây là sò huyết ở Sông Cầu (Phú Yên) và sò lông Cam Ranh (Khánh Hòa) do người khác chở ra bỏ mối cho chúng tôi bán lại, chớ sò huyết trong đầm bây giờ hiếm lắm”.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết (57 tuổi) ở xã An Ninh Đông ven đầm, trước đây ngư dân các xã An Cư, An Ninh Đông, An Hải… đến mùa sò huyết xuất hiện, từng tốp người, nhất là phụ nữ bơi sõng ra giữa đầm chỉ cần dùng chân rà bắt. Mỗi ngày thu nhập trung bình khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Có thời điểm sò huyết sinh sản nhiều, có ngày người đi bắt bán bỏ túi 500.000 đồng/người. Gần đây, sò huyết cạn kiệt, khan hiếm. Muốn bắt, ngư dân phải mang bình hơi lặn dưới nước 3 - 4 giờ. “Một ngày lặn ngụp ròng rã, nổi ngứa ngáy khắp người mà bắt được 2 - 3 kg là may lắm”, anh Nguyễn Văn Lục, người dân xã An Ninh Đông, cho biết.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Hồ Thanh Hiếu, Bí thư Đảng ủy xã An Cư ven đầm Ô Loan, thừa nhận: “Hiện các loại sò bày bán ở đây là từ các nơi khác mang đến. Mấy năm gần đây, do nguồn nước đầm bị ô nhiễm nên các loại thủy sản trong đầm chết dần. Các ngành chức năng của tỉnh đã mấy lần thả sò huyết giống nhân giống từ sò huyết bố mẹ ở đầm Ô Loan nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu này. Tuy nhiên do bà con ngư dân cứ khai thác theo kiểu tận thu, cộng với nguồn nước trong đầm xuống cấp trầm trọng nên giờ sò huyết dần vắng bóng”.

Do cửa biển An Hải không mở nên nước trong đầm không thoát được. Bên cạnh đó, các điểm sơ chế sứa thủ công, vỏ sò, vỏ hàu... sau khi làm xong cứ đổ hết chất thải xuống đầm làm cho nguồn nước ngày càng bị hủy hoại. Ông Nguyễn Phụng Ngoạn, quyền Chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho hay: “Hiện đã có dự án khai thông cửa biển An Hải nhưng giai đoạn đầu đang thi công tiểu dự án cầu Long Phú, sau đó mới thi công tiếp. Đây là một dự án lớn do Sở NN-PTNT tỉnh làm chủ đầu tư phải triển khai nhiều hạng mục trong thời gian nhiều năm”.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Chè Dưới Tán Điều Trồng Chè Dưới Tán Điều

Hội LHPN thị trấn Đạm Ri (Đạ Huoai, Lâm Đồng) là 1 trong 3 tập thể được Hội Phụ nữ Lâm Đồng biểu dương về điển hình tập thể làm kinh tế giỏi. Nét độc đáo của mô hình này là sự thử nghiệm thành công của những người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, trồng chè dưới tán điều đã mang lại thành công ngoài mong đợi.

10/09/2013
Trồng Rau Kiếm Bạc Tỷ Trồng Rau Kiếm Bạc Tỷ

Một số người cho rằng nhiều đất và nhiều vốn mới có thể làm giàu. Song ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), có những nông dân ít đất, ít vốn nhưng nhờ nắm vững kỹ thuật trồng rau, họ vẫn trở nên khá giả.

11/09/2013
Thu Nhập Khá Nhờ Nuôi Trồng Kết Hợp Trên Đất Lúa Thu Nhập Khá Nhờ Nuôi Trồng Kết Hợp Trên Đất Lúa

Vụ 3 năm nay, anh Văng Hữu Sản (ngụ ấp Khánh Hưng, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) chuyển đổi đất lúa sang trồng sen lấy gương xen canh nhiều mô hình nuôi trồng khác cho thu nhập rất khả quan.

11/09/2013
Thay Đổi Đối Tượng Thả Nuôi Trong Ao Nước Lợ Thay Đổi Đối Tượng Thả Nuôi Trong Ao Nước Lợ

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 8 qua, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 151ha các loại thủy sản, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 2.845ha tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước.

12/09/2013
3 Doanh Nghiệp Đầu Tư Nuôi Tôm Tại Xã An Hải (Phú Yên) 3 Doanh Nghiệp Đầu Tư Nuôi Tôm Tại Xã An Hải (Phú Yên)

Dự án vùng nuôi tôm xã An Hải được quy hoạch trên diện tích 20ha tại thôn Xuân Hòa, do 3 doanh nghiệp cùng đầu tư, gồm: Công ty TNHH Thủy sản Trường Hải, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sao Xanh, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ.

12/09/2013