Chè Việt Nam Điêu Đứng Vì Thông Tin Sai Từ Đài Loan
Chiều 17.11, ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng, cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyên xuất khẩu chè ô long qua Đài Loan đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu.
Nguyên nhân, từ cuối tháng 9.2014, có 7 kênh truyền hình, 4 tờ báo và 1 trang web tại Đài Loan thông tin rằng chè VN trồng trên vùng đất nhiễm dioxin, nên phía Đài Loan đã ách các lô hàng lại tại cảng, không thông quan.
Ông Minh cho biết thêm Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng và Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM đã có văn bản đề nghị tỉnh Lâm Đồng xác nhận những vùng trồng chè không nằm trong vùng đất bị nhiễm dioxin.
Tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở TN-MT chủ trì phối hợp với BCH Quân sự tỉnh, Sở NN-PTNN... kiểm tra và có văn bản khẳng định các vùng trồng chè ở Lâm Đồng không hề bị nhiễm dioxin thời chiến tranh.
Cũng theo ông Minh, ngày 24.11 tại Đài Bắc, Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức họp báo công bố xác nhận của tỉnh Lâm Đồng, phía Đài Loan có mời tỉnh Lâm Đồng cử đại diện tham dự buổi họp báo.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141118/che-vn-dieu-dung-vi-thong-tin-sai-tu-dai-loan.aspx
Có thể bạn quan tâm
Mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả ở Đại Đức (Hải Dương) đem lại hiệu quả kinh tế khá, đời sống người dân được cải thiện...
Giá cá tra ở ĐBSCL sau ba tháng giảm, một tháng cầm cự, từ đầu tháng 10/2011 tiếp tục tăng mạnh lên 27.000 đồng/kg cá loại 1 và các nhà máy chế biến xuất khẩu lại trở nên sôi động
Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn
Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.
Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.