Khánh Hòa: Lãi Cao Từ Nuôi Cua Xanh Kết Hợp Cá Măng
Mô hình nuôi cua xanh kết hợp với cá măng theo phương pháp cải tiến nuôi đìa vùng nước lợ đang mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Nguyễn Thụ ở phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Ông Thụ cho hay, ban đầu ông nuôi tôm sú thịt và có một ít lợi nhuận, nhưng về sau tôm bị dịch bệnh làm ăn không có lãi nữa nên ông đã thay đổi đối tượng nuôi cho phù hợp. Sau khi nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, ông đã thả nuôi cua xanh và cá măng.
Theo ông Thụ, cua xanh sống tầng đáy, cá măng sống tầng nổi nên hai loại này không tranh giành nhau về thức ăn và môi trường sinh sống. Với diện tích 1,2ha thả nuôi 4.000 con cua và cá tại phường Ngọc Hiệp (TP.Nha Trang), sau khi trừ các khoản chi phí, ông thu về gần 300 triệu đồng/năm.
Theo kỹ thuật nuôi của ông, cua xanh và cá măng mỗi năm chỉ nuôi được một vụ. Sau khi ăn tết xong là thời điểm thích hợp để thả cua trước, đến khoảng 1 tháng sau mới thả cá măng.
Đối với loài cua, từ khi nuôi đến khi thu hoạch khoảng 6 tháng, mỗi con cua đực trọng lượng 0,6 – 0,8kg, giá bán 60.000 đồng/kg; mỗi con cua gạch sau khi nuôi 6 tháng nặng 0,5 – 0,6kg, giá bán 150.000 đồng/kg. Còn đối với cá măng nuôi trong thời gian 6–7 tháng sẽ cho xuất cao, cá đạt trọng lượng 0,6 – 0,8kg nếu mật độ nuôi 1m2/con và 1kg nếu mật độ nuôi 2m2/con.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 7-5, Sở KH&CN Hà Tĩnh và Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm phối hợp với UBND huyện Đức Thọ tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá bộ giống lúa mới XT28 và X33 trà Xuân trung tại xã Trường Sơn (Đức Thọ)
Ra ao nuôi tôm chơi, đứng cạnh hệ thống quạt sục khí, bé Nguyên bất ngờ bị cánh quạt kéo vào. Tai nạn khiến nạn nhân bị gãy cả chân tay. Tại bệnh viện, kết quả chẩn đoán cho thấy, nạn nhân bị gãy xương cả cánh tay, hai mảnh xương cẳng tay trái, hai xương đùi và xương cẳng chân bên phải. Ngực bên trái cũng bị gãy từ xương sườn thứ 4 đến xương sườn thứ 10
Chạch nuôi ở ruộng nước là nghề phụ của nhà nông, nghề nuôi cá ruộng nếu có môi trường tốt cũng đem lại hiệu quả khá cao. Cá chạch ruộng, ngoài việc tăng thêm thương phẩm còn làm cho đất ruộng thêm tơi xốp, cá ăn các loại sâu, bọ, phân cá được phân hủy tăng độ màu mỡ cho đất ruộng, lúa tốt, thóc nhiều, năng suất tăng
Bào ngư có đặc điểm khá lạ là có 9 lỗ khi trưởng thành, bình thường cũng có 9 lỗ nhưng là lỗ ngầm, chưa lộ ra. Dân tự do bất chấp mùa sinh sản hay không, bất kể con to hay con nhỏ, có đủ lỗ hay chưa cũng bắt bằng sạch. Đáy biển quanh đảo hàng ngày bị các đội thợ lặn sục sạo, loại sản vật đặc hữu đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng khiến cho chính quyền Bạch Long Vĩ phải ra văn bản giao biển, giao bãi cho dân như trên đất liền giao ruộng
Cục Trồng trọt, Bộ NN- PTNT vừa có Quyết định số 431/QĐ - TT - CLT ngày 8/9/2011 công nhận hai giống lúa quốc gia cho Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh