Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp): Bảo Vệ Tôm, Cá Nuôi Trong Mùa Lũ
Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè... tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.
Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.
Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.
Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè... tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.
Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.
Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.
Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm có thêm cách nhìn về những khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào nông nghiệp, chúng tôi xin đăng tải thêm một số ý kiến.
Sở NN-PTNT Bình Định đã báo cáo kết quả thực hiện đánh bắt CNĐD bằng máy câu do Nhật Bản chuyển giao trong thời gian qua của những tàu tham gia dự án.
“Ngày Vải thiều Việt Nam” đã diễn ra tại thành phố Melbourne miền Nam Australia. Dù giá vải thiều tại đây lên tới 14,99 AUD (tương đương 250.000 đồng)/kg, song trong ngày diễn ra sự kiện này, khoảng 300kg vải thiều đã được tiêu thụ.
Những ngày qua do ảnh hưởng cơn bão số 1 đúng lúc người dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa hè thu, gây khó khăn cho khâu cắt lúa và thu mua, nên giá lúa sụt giảm từ 200 - 300đ/kg so với đầu vụ.
Cách đây 10-15 năm, ở Lạng Sơn, 1 kg trám trắng chỉ có giá 6.000 đồng. Trung Quốc sang ta mua trám về làm thành mứt. Sau đó đưa trở lại Việt Nam bán với giá 10.000 đ/lạng. Như vậy là 1 kg tới 100.000 đồng.