Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ

Theo ngành nông nghiệp huyện, lực lượng chuyên môn của ngành, cùng các địa phương vận động người dân nên tiêu hủy những diện tích bị nhiễm bệnh nặng, từ 70% trở lên, đồng thời lập danh sách thống kê lại diện tích để sớm được xem xét hỗ trợ thiệt hại theo quy định.
Những ngày gần đây, có lúc giá cam sành được thương lái thu mua tại vườn ở mức 30.000 - 35.000 đồng/kg, tùy loại, tăng khoảng 10.000 đồng so với tháng trước. Với mức giá này, bình quân mỗi héc-ta, người trồng cam sành có khả năng thu lợi nhuận 1 tỉ đồng/năm.
Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người dân ồ ạt chuyển đổi sang canh tác cam sành và gây bùng phát dịch bệnh vàng lá gân xanh do mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc để trồng.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất.

Ngày 25.8, UBND tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách trung ương của dự án đầu tư khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại xã Cẩm Thanh (TP.Hội An) với số vốn hơn 114 tỷ đồng.

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cói nguyên liệu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã Duy Phước (Duy Xuyên).

Sau gần 2 tháng xin ý kiến, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC xuống 0%.

Nhờ đó, tính đến ngày 20-8, toàn tỉnh đã trồng mới được 8.901,3 ha/10.860 ha, đạt 82% kế hoạch; trong đó, rừng trồng từ dự án WB3 là 1.975,1 ha, dự án Jica2 là 428,8 ha, từ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là 5.770,4 ha, doanh nghiệp và dân tự trồng là 727 ha.