Mường Mùn Giữ Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.
Là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tuần Giáo, đời sống của người dân Mường Mùn còn nhiều khó khăn; đồng thời kiến thức về công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế nên việc khai thác, tận dụng gỗ rừng còn diễn ra. Đây chính là nguyên nhân xảy ra một số vụ đốt rừng làm nương, chặt phá rừng trái phép trên địa bàn xã vài năm trước đây.
Như vụ chặt phá, đốt rừng làm nương xảy ra tháng 3/2012 thuộc bản Lúm gây thiệt hại 13,6ha rừng, trong đó trên 3ha thuộc trạng thái IIa (rừng phục hồi) với mức độ thiệt hại 65%; trên 10ha trạng thái rừng thuộc đất lâm nghiệp, thiệt hại 100%.
Nhờ thực hiện tốt việc giao rừng cho người dân nên rừng ở xã Mường Mùn ngày càng phát triển cả về diện tích và chất lượng.
Được biết, sau khi để xảy ra vụ chặt phá, đốt rừng làm nương năm 2012, chính quyền xã Mường Mùn đã có nhiều biện pháp phối hợp với kiểm lâm địa bàn xã và các cơ quan ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng tốt hơn. Theo đó, chính quyền địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng; đồng thời giao 17/18 bản có rừng thành lập tổ, đội bảo vệ rừng cấp bản; xây dựng các quy ước, hương ước bảo vệ rừng.
Ông Quàng Văn Phúng, Chủ tịch UBND xã Mường Mùn cho biết: Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, UBND xã đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, xử lý các đối tượng hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
Cũng theo ông Phúng, thời gian qua, nhờ thực hiện việc giao rừng và chính sách chi trả DVMTR tới các thôn, bản, hộ dân nên tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương đã giảm đáng kể. Bởi theo ông Phúng, khi người dân được hưởng lợi từ rừng thì ắt họ sẽ bảo vệ rừng tốt hơn.
Chính vì vậy, việc chi trả DVMTR đã dần thay đổi nhận thức của người dân về rừng và bảo vệ rừng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời giúp người dân thêm gắn bó với rừng.
Anh Lò Văn Rót, Trưởng bản Hỏm, một trong những bản có diện tích rừng nhiều nhất của xã, cho biết: Thời gian qua, dân bản được hưởng lợi từ việc chi trả DVMTR, nên ý thức được việc bảo vệ và phát triển rừng. Những năm qua diện tích rừng thuộc khu vực bản quản lý không xảy ra tình trạng cháy, đốt rừng làm nương, đồng thời tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép cũng không xảy ra.
Bên cạnh việc thành lập ban, tổ đội bảo vệ rừng từ cấp xã đến bản và việc giao rừng cho người dân thì thời gian qua, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền xã tổ chức kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn. Vận động các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh chế biến lâm sản ký cam kết không vi phạm pháp luật về quản lý lâm sản; tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến từng bản.
Trong 9 tháng năm 2014, toàn xã đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến lồng ghép Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Phòng cháy, chữa cháy rừng vào các buổi họp bản cho hàng nghìn lượt người tham gia. Thông qua các buổi tuyên truyền, chính quyền địa phương, cán bộ kiểm lâm cũng nhận được nhiều ý kiến, cách thực hiện bảo vệ và phát triển rừng tốt từ người dân.
Anh Quàng Văn Thông, cán bộ kiểm lâm xã cho biết: Nhờ thực hiện tốt việc tuyên truyền, thời gian qua người dân trên địa bàn xã đã làm chủ những cánh rừng nơi mình sinh sống; phát huy được vai trò của nhân dân trong công tác bảo vệ rừng; việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép không còn xảy ra. Từ năm 2013 đến nay xã cũng không xảy ra cháy rừng; vốn rừng ngày càng phát triển cả về diện tích và chất lượng.
Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/m%C6%B0%E1%BB%9Dng-m%C3%B9n-gi%E1%BB%AF-r%E1%BB%ABng-%C4%91%E1%BB%83-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-l%E1%BB%A3i-t%E1%BB%AB-r%E1%BB%ABng
Có thể bạn quan tâm

Hiện đã có trên 80% diện tích dưa hấu tại Tân Hưng được bán cho thương lái với giá từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lời từ 150 - 180 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Bé Ba (57 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng) cho biết gia đình ông trồng 3 công dưa hấu bán được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lời 50 triệu đồng.

Cây cam Bù thích hợp với vùng đất đỏ đồi núi, khí hậu nóng ẩm, trồng chủ yếu ở các xã Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Thọ, Sơn Phúc, Sơn Thuỷ, Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Lĩnh. Cam Bù trồng 3 năm là có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 7-10 năm. Mỗi gốc cam trưởng thành sẽ cho thu hoạch từ 30-40kg, trọng lượng mỗi quả 250g-350g, đặc biệt có những cây lên tới 120-150kg.

Mỗi ngày có hàng chục xe tải, xe ba gác tự chế chất hàng cao ngút qua lại cửa khẩu An Giang chạy thẳng về các tỉnh Tà Keo, Compong Spư, thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Trung bình mỗi ngày có cả trăm tấn hàng nông sản được thương lái vận chuyển sang biên giới.

Hiện tại, giá gạo XK của Việt Nam cũng đã giảm xuống khá thấp: gạo 5% tấm còn 350-360 USD/tấn, gạo 25% tấm 325-335 USD/tấn, gạo thơm Jasmine 445-455 USD/tấn, tấm 305-315 USD/tấn.

Theo đó diện tích giao khoán rừng 80.061ha/245 nhóm hộ/3.862 hộ. Đơn vị thực hiện giao khoán rừng gồm có các ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Mi, Sông Tranh, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bạch Mã và các Hạt kiểm lâm: Bắc Trà My, Đại Lộc.