Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi Nhỏ
Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.
Theo Báo cáo của Liên minh Nông nghiệp cho thấy, ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y … Mặc dù, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ổn định, sản lượng thức ăn chăn nuôi nội địa tăng, thuế VAT 5% cũng đã được bãi bỏ, nhưng giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn luôn tăng, gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi Việt Nam.
Đặc biệt, thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường. Vì vậy, bên cạnh nhìn nhận vai trò của các công ty thức ăn chăn nuôi FDI trong việc thay đổi phương thức kinh doanh và phát triển quy mô chăn nuôi, cần có biện pháp phá vỡ thế độc quyền và khả năng kiểm soát thị trường của một số công ty, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường này.
Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng giống, thức ăn địa phương và tiêu thụ sản phẩm tại các chợ truyền thống chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn.
Số lượng chăn nuôi nhỏ giảm nhanh vì phải chịu nhiều rủi ro như: dịch bệnh, cạnh tranh với các hộ chăn nuôi quy mô lớn và không được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Những yếu tố này khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ nguồn lực để tham gia vào chuỗi liên kết dọc giữa cung ứng vật tư, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ và dần bị loại ra khỏi chuỗi giá trị ngành chăn nuôi…
TS Nguyễn Văn Giáp, Trưởng nhóm nghiên cứu về chăn nuôi của Liên minh Nông nghiệp cho biết, chiến lược ngành chăn nuôi Việt Nam rất cần xác định rõ vị trí và quan hệ giữa chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô lớn. Quy mô đa dạng sẽ nâng cao lợi ích và giảm rủi ro cho người nông dân, vì vậy chính sách không thể bỏ ngỏ một đối tượng chiếm tỉ trọng chủ đạo trong ngành chăn nuôi là người chăn nuôi nhỏ như hiện nay.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra một số đề xuất như xây dựng chiến lược và quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh cho cả nước, kiểm soát nhập lậu sản phẩm thịt qua biên giới theo đường tiểu ngạch, siết chặt kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cho hệ thống giết mổ - phân phối thịt, và quản lý hiệu quả thị trường thuốc và dịch vụ thú y.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/thi-truong-trong-nuoc/72466/can-co-chinh-sach-ho-tro-nguoi-chan-nuoi-nho.htm#.VGw8uo0cTDc
Có thể bạn quan tâm
Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.
Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.
Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Làng quê xã Bồ Lý (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) những ngày này đang náo nhiệt, tấp nập vào mùa thu hoạch na, tiếng cười nói của người trồng na và thương lái rộn ràng khắp nơi. Những năm qua, cây na dai là một loại cây đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.
Hơn 10 ha ao nuôi tại thôn Hòa An, xã Tam Hòa (Núi Thành, Quảng Nam) của ông Trần Công Thành (52 tuổi, trú tại TP Tam Kỳ) đem lại gần 3 tỷ đồng/năm. Ông được đánh giá là cao thủ nuôi tôm xứ Quảng.