Châu Thành (An Giang) Tổng Kết Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Năm 2014

Sáng ngày 02/12/2014, tại xã Bình Thạnh, Trạm khuyến nông huyện Châu Thành (An Giang) tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò năm 2014. Đồng chí Huỳnh Phước Hiên - phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, cùng đại diện Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang Antesco và hơn 30 bà con nông dân các xã Bình Thạnh, An Hòa, Bình Hòa, Cần Đằng và thị trấn An Châu đã đến dự
Năm 2014, huyện Châu Thành triển khai mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp với chăn nuôi bò trên diện tích 13,5 hecta, tại 3 xã: An Hòa, Bình Hòa Và Bình Thạnh. Kết quả đánh giá trên đất trồng thử nghiệm của các hộ dân cho thấy, trung bình trên diện tích 1000m2, sau 2 tháng gieo giống, bắp cho thu hoạch, năng suất bình quân 250 kg/1000m2. Sản phẩm bắp non được Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang Antesco hợp đồng tiêu thụ, thu mua với giá: loại 1 là 15.000 đồng/kg, loại 2: 9.000 đồng/kg.
Ngoài ra, nông dân còn tận dụng phụ phẩm thân bắp và vỏ bắp để nuôi bò vỗ béo. Lợi nhuận từ việc kết hợp Bắp – Bò, mỗi năm nông dân thu lãi trên 20triệu đồng. Bên cạnh đó, khi tham gia mô hình, nông dân được Công Ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang Antesco hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, cách bảo quản, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đến khi thu hoạch Công ty đến tận ruộng để thu mua sản phẩm nhằm giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất.
Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, hơn 3,3 ha tôm nuôi trên địa bàn Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất hiện bệnh. Một số đầm, tôm chết nhiều nên phải thu hoạch sớm.

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.