Châu Thành (An Giang) Tổng Kết Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Năm 2014
Sáng ngày 02/12/2014, tại xã Bình Thạnh, Trạm khuyến nông huyện Châu Thành (An Giang) tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò năm 2014. Đồng chí Huỳnh Phước Hiên - phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, cùng đại diện Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang Antesco và hơn 30 bà con nông dân các xã Bình Thạnh, An Hòa, Bình Hòa, Cần Đằng và thị trấn An Châu đã đến dự
Năm 2014, huyện Châu Thành triển khai mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp với chăn nuôi bò trên diện tích 13,5 hecta, tại 3 xã: An Hòa, Bình Hòa Và Bình Thạnh. Kết quả đánh giá trên đất trồng thử nghiệm của các hộ dân cho thấy, trung bình trên diện tích 1000m2, sau 2 tháng gieo giống, bắp cho thu hoạch, năng suất bình quân 250 kg/1000m2. Sản phẩm bắp non được Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang Antesco hợp đồng tiêu thụ, thu mua với giá: loại 1 là 15.000 đồng/kg, loại 2: 9.000 đồng/kg.
Ngoài ra, nông dân còn tận dụng phụ phẩm thân bắp và vỏ bắp để nuôi bò vỗ béo. Lợi nhuận từ việc kết hợp Bắp – Bò, mỗi năm nông dân thu lãi trên 20triệu đồng. Bên cạnh đó, khi tham gia mô hình, nông dân được Công Ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang Antesco hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, cách bảo quản, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đến khi thu hoạch Công ty đến tận ruộng để thu mua sản phẩm nhằm giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất.
Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.
Related news
Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.
Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.
Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.
Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.
Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.