Thanh long 10 ngàn/kg đổ đống khắp vỉa hè Hà Nội
Ham rẻ, cầm chắc lỗ
Theo ghi nhận của PV, khoảng hơn một tuần trở lại đây, trên một số tuyến phố ở Hà Nội như Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương (Thanh Xuân), Giải Phóng (Hoàng Mai), Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy),... thanh long giá rẻ đang được đổ đống bán trên vỉa hè.
Cụ thể, trên đường Lê Văn Lương, có đến 4-5 điểm bán, mỗi điểm lên đến cả tấn thanh long. Tại đây, thanh long đa phần là loại ruột trắng. Loại một mẫu mã đẹp có giá 15.000 đồng/kg, loại hai quả nhỏ hơn một chút chỉ 10.000 đồng/kg.
Tương tự, trên đường Nguyễn Xiển, thanh long cũng được chất đống bán đầy trên vỉa hè với tấm biển quảng cáo “thanh long Phan Thiết giá 10.000 đồng/kg”. Cũng tại tuyến đường này, cứ cách khoảng 50-100m lại có một điểm bán thanh long. Tại một số điểm, người bán còn dựng luôn lều tạm trên vỉa hè để ăn ngủ tại chỗ, thuận tiện cho việc buôn bán.
Thanh long giá 10.000 đồng được đổ đống bán khắp vỉa hè Hà Nội
Anh Nguyễn Văn Toàn, một mối bán thanh long trên vỉa hè đường Nguyễn Xiển, cho biết, anh là người Bắc Ninh, chuyên bán hoa quả, mặt hàng thanh long anh đang bán được nhập về từ Bình Thuận.
Theo anh Toàn, thời gian gần đây thấy thanh long Bình Thuận giá thấp, tại nhà vườn giá chỉ khoảng 2.000-3.000 đồng/kg tùy loại nên anh rủ một mối nữa thuê xe vào tận trong đó gom mua thanh long ra ngoài Hà Nội bán để mọi người được ăn thanh long giá rẻ, còn nhà vườn ở Bình Thuận cũng không phải đổ bỏ đi, hoặc bị thương lái Trung Quốc ép mua với giá quá rẻ.
“Trong đó thanh long rẻ lắm, nhưng chuyển ra đến Hà Nội thì chi phí vận chuyển, tiền thuê xe, tiền ăn uống nên giá đội lên khá cao”. Anh Toàn nói và cho biết, mỗi ngày anh bán được khoảng 1 tấn thanh long với mức giá 10.000 đồng/kg (loại 3 quả/kg), còn loại 2 quả/kg giá 15.000 đồng; loại hơi xấu mã, tồn từ hôm trước giá chỉ 8.000 đồng/kg.
“Những hôm trời nắng, khách mua nhiều thì có lãi. Nhưng hôm nay trời mưa, khách mua ít, cộng với chuyện thanh long gặp nước mưa sẽ dễ bị thối hỏng nên hôm nay tôi cầm chắc lỗ”, anh Toàn nói.
Chị Lê Thị Thanh Thủy bán thanh long trên phố Đại Từ (Hoàng Mai) cũng cho biết, chưa bao giờ chị thấy thanh long rẻ như năm nay. Loại quả nhỏ bằng nắm tay bị loại ra, những năm trước có giá lên đến 15.000-20.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 5.000-8.000 đồng/kg.
“Người dân thấy giá thanh long bán rẻ như cho nên ai vào cũng mua từ 3-5kg về ăn, có khách mua cả yến”, chị Thủy nói.
Trong khi đó, tại thị trường TP.HCM, thanh long cũng được đổ đống bán khắp vỉa hè các tuyến đường với mức giá siêu rẻ. Cụ thể, thanh long ruột trắng loại mẫu mã đẹp giá chỉ 10.000 đồng/3kg, loại nhỏ hơn giá 10.000 đồng/4kg. Tương tự, với mặt hàng thanh long ruột đỏ thượng hạng, nay cũng được đổ đống trên vỉa hè bán với giá 15.000 đồng/2kg.
Bị ép đủ kiểu vì phụ thuộc vào Trung Quốc
Ông Nguyễn Văn Huệ, một hộ trồng thanh long tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) cho biết, thanh long đang xuống giá rất nhanh. Loại ngon nhất tại vườn bây giờ mới xuất được 5.000 đồng/kg.
“Thanh Long giờ trồng nhiều mà tiêu thụ ở nội địa thì không được mấy, chủ yếu xuất khẩu. Nhiều khi thương lái thấy vậy ép người dân bán với giá rẻ như cho nên nhiều nhà vườn đã bỏ không trồng nữa”, ông Huệ nói.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho hay, khi nhân dân tệ Trung Quốc biến động, nông sản trong đó có quả thanh long khó tránh khỏi rủi ro ở thị trường này. Mặt khác, các thương lái Trung Quốc rất am hiểu tình hình mùa vụ thanh long tại Việt Nam, nếu được mùa họ sẵn sàng ép giá khi thu hoạch rộ.
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, thừa nhận rằng quả thanh long tại Bình Thuận đang cho thu hoạch rộ nhưng giá lại giảm sâu.
Theo ông Kiều, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của thị trường. Hiện nay có đến 70% sản lượng thanh long tại Bình Thuận được xuất khẩu qua Trung Quốc, tiêu thụ tại nội địa chỉ chiếm 10%, còn lại là xuất đi các thị trường khác. Vừa rồi, Trung Quốc lại phá giá đồng nhân dân tệ thương lái nước này điều chỉnh giảm mạnh giá mua vào.
Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi Cục kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn), nói thêm, mấy ngày trước tại cửa khẩu xảy ra tình trạng xe chở thanh long xuất khẩu qua Trung Quốc bị ùn ứa, nay không còn nữa. Tuy nhiên, lượng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc đang giảm. Hiện mỗi ngày chỉ có 1.000 tấn thanh long (khoảng 50 xe) được xuất qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trong khi trước đó có tới 80-85 xe/ngày”, bà Hà nói.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.
Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.
Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.
Vụ Đông xuân này ở Châu Thành A (Hậu Giang) sẽ thực hiện thí điểm với diện tích nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ở vụ Hè thu. Theo đó, những nơi đất gò, đất manh trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển sang trồng bắp