Chất tạo nạc Salbutamol nguy hiểm như thế nào

Các đợt kiểm tra cho thấy, chất tạo nạc được sử dụng trong chăn nuôi bị phát hiện chủ yếu là Salbutamol - một trong 3 chất thuộc nhóm beta-agonist, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002.
Hệ lụy nó gây ra vô cùng nghiêm trọng không chỉ đối với người tiêu dùng, mà còn đối với cả người chăn nuôi.
Không chỉ tại Việt Nam, từ lâu, Salbutamol là chất đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi theo quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc.
Các xét nghiệm lâm sàng đã chứng minh tác hại nghiêm trọng đối với người tiêu dùng thực phẩm tồn dư Salbutamol.
Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Salbutamol được dùng để điều trị một số bệnh như: suy tim, hen suyễn, bệnh phổi mãn tính...
Theo quy định, loại thuốc này phải được quản lý nghiêm ngặt từ khâu bào chế đến khâu lưu thông.
Tuy nhiên, tại các chợ thuốc, bất kỳ ai cũng có thể mua Salbutamol với số lượng không hạn chế và không cần phải có đơn thuốc của bác sĩ.
Một số chuyên gia cảnh báo, nếu ăn thịt tồn dư Salbutamol một thời gian dài, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú , suy yếu hệ thống miễn dịch...
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi chưa kiểm soát được Salbutamol lưu thông tự do trên thị trường hiện nay, cần kiểm soát thịt heo bằng hàng rào kỹ thuật tương tự như giấy kiểm định thú y để tránh hệ lụy về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Một khuôn viên rộng 4.000 m2 kín cổng cao tường, tọa lạc giữa khu đô thị sầm uất, tấp nập. Đó là trang trại động vật hoang dã Thanh Long (số 9, đường 11, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM) của anh Cao Thanh Long…

Máy cắt rau của anh Tiền rất đơn giản: 1 cái thùng bằng tôn chống rỉ, 4 chân sắt, 1 mô tơ đặt cố định, 1 máng tôn đưa rau vào máy. Nhiệm vụ cắt rau thuộc về 3 cái lưỡi bằng thép.

Trong các chuỗi sản phẩm nông nghiệp của thành phố Hà Nội, có lẽ chuỗi tiêu thụ rau an toàn (RAT) tốn nhiều công sức của các cấp ngành, người dân và doanh nghiệp nhất.

Thời gian gần đây, cá lồng bè tại xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương và xã Nam Du, huyện Kiên Hải (Kiên Giang) bị chết hàng loạt khiến người nuôi lo lắng.

Sau khi thu hoạch quả là thời kỳ cây nhãn bị tổn thương lớn nhất trong năm, giai đoạn này cây yếu nhất.