Khuyến cáo một số giải pháp cho vụ nuôi cá tra cuối năm

Hơn nữa, giá vật tư đầu vào tăng, thời tiết và môi trường diễn biến bất lợi lại tiếp tục gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu cá tra tiếp tục gặp khó khăn, nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cá tra nguyên liệu.
Hơn nữa, giá vật tư đầu vào tăng, thời tiết và môi trường diễn biến bất lợi lại tiếp tục gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Nguyên nhân là do hiện lũ đầu nguồn sông Mê Kông bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng...
Tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng USD với đồng tiền khác, đặc biệt là đồng tiền của các nước là thị trường chính xuất khẩu cá tra và một số rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh của cá rô phi, cá minh thái...
Trước tình hình trên, nghề nuôi cá tra phát triển ổn định và có hiệu quả, Chi cục Thủy sản Tiền Giang khuyến cáo nông dân nuôi cá cần quản lý, giám sát chặt chẽ ao nuôi; lựa chọn giống cá tra có nguồn gốc rơ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; khuyến cáo người nuôi cân nhắc thời gian thả giống phù hợp và thả nuôi với mật độ hợp lư (30 - 40 con/m2).
Cần tăng cường gia cố bờ bao đảm bảo vững chắc, tránh rò rỉ sạt lở gây thất thoát trong mùa lũ.
Cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng các loại hóa chất, thuốc trong danh mục cấm sử dụng, sử dụng thuốc kháng sinh/hóa chất đúng liều, đúng thời gian; sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin hợp lư trong quá trình nuôi nhằm tăng sức đề kháng cho cá và giữ môi trường bền vững.
Chủ động quan trắc môi trường ao nuôi cá tra và theo dõi các bản tin quan trắc, cảnh bảo môi trường các vùng nuôi thủy sản tập trung của Chi cục Thủy sản phát trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.
Đặc biệt, cần thực hiện chế độ cho ăn và quản lư phù hợp, tránh lăng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường; xác định đúng tỷ lệ sống của cá, định lượng đúng khẩu phần thức ăn hàng ngày, sử dụng thức ăn đúng kích cỡ, có chất lượng tốt, áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn 5 + 1 (cho ăn 5 ngày liên tục và nghỉ 1 ngày) hoặc 7 + 2 (cho ăn 7 ngày liên tục và nghỉ 2 ngày)...
để nâng cao hiệu quả sản xuất (giảm FCR và chất thải gây ô nhiễm môi trường nuôi).
Có thể bạn quan tâm

Chiều 11-7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và tổ chức mô hình thí điểm sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.

Với địa hình đồng đất canh tác nông nghiệp của Cẩm Khê phần lớn diện tích là vùng trũng, vùng lòng chảo, ngập úng nhiều, vào vụ mùa, năng suất lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, khí hậu, do vậy từ năm 2008, sau khi thu hoạch vụ chiêm, mô hình canh tác lúa tái sinh ở Cẩm Khê được nông dân áp dụng nhiều và phát triển ra nhiều xã với diện tích lớn.

Nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải ai đầu tư cũng thành công. Nó được ví là nghề nuôi “chim trời, cá bể” vì có người đầu tư hàng tỷ đồng xây nhà thu hút yến nhưng chim không về, song có nơi loài chim này tự tìm về làm tổ nơi nhà kho hay chính trong căn nhà cho người ở.

Sau hơn một năm bị mất mùa, hơn một tuần vừa qua, sứa đã bắt đầu xuất hiện trở lại trong khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy an), tạo cơ hội cho ngư dân ven đầm có nguồn thu nhập đáng kể.

Đó là cây chuối, sâm, keo và con bò, heo, dê. Sáu loại cây trồng, vật nuôi này có nguồn tiêu thụ mạnh, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng miền núi, đem lại thu nhập cao và nhất là dễ thực hiện khi mà tập tục sản xuất của người dân còn lạc hậu. Đầu tư mạnh cho 3 cây, 3 con này sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân ở Nam Trà My thoát đói nghèo.