Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệp định TPP và con gà Hồ

Hiệp định TPP và con gà Hồ
Ngày đăng: 26/10/2015

Vào ngày 4/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia TPP gồm Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán với kết quả là một Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm;

Tăng cường đổi mới, năng suất và sức cạnh tranh;

Nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, và bảo vệ môi trường.

Việc ký kết TPP với các tiêu chuẩn cao mới cho thương mại và đầu tư tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một bước gần hơn đến mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực.

Theo dự báo, Hiệp định TPP tác động mạnh tới ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tác động và tái cơ cấu ngành chăn nuôi để ứng phó với những biến động khi Hiệp định TPP có hiệu lực liên tục diễn ra.

Đã có dự báo về tác động đến các nhóm sản phẩm chăn nuôi như: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò.

Nguy cơ lớn nhất là ngành chăn nuôi của ta năng suất thấp.

Ông Phạm Thanh Bình, Tổng Giám đốc Cty CP Thanh Bình, cho rằng:“Có người nói, năng suất nuôi lợn của ta chỉ bằng 50 - 70% so với Mỹ, nhưng nhìn thẳng vào vấn đề thì chỉ bằng khoảng 30% của người ta.

Một con heo nái của Mỹ hay của Đức cho năng suất tới 2,6 tấn thịt hơi/năm, trong khi Việt Nam chỉ khoảng 650 kg hơi/năm”.

Về lý thuyết thì như vậy, tuy nhiên tác động cụ thể đến các nhóm ngành còn phụ thuộc và tập quán tiêu dùng.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nói rằng, khi ký kết TPP, đáng lo nhất là thịt bò nhập từ Úc, thịt lợn, thịt gà nhập từ Mỹ.

Năm 2014, Việt Nam nhập khoảng 3.300 tấn thịt lợn (trong đó Mỹ chiếm hơn 50%), chiếm chưa tới 0,1% lượng thịt tiêu thụ trong nước mỗi năm.

Tuy nhiên, theo ông Vang, thịt lợn nhập khẩu chủ yếu là đông lạnh, trong khi người Việt thích dùng hàng tươi sống, nên mức độ ảnh hưởng sẽ không cao.

Chính từ đặc điểm này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu thật cụ thể về tác động cụ thể của Hiệp định TPP đối với các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Tỉnh Bắc Ninh đã có hệ thống chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn khá hoàn chỉnh, nay cần rà soát lại cho phù hợp.

Trên thực tế, một hướng đi mới sẽ làm giảm những tác động xấu của Hiệp định TPP đối với ngành nông nghiệp khi phát huy những sản phẩm “đặc sản của địa phương”.

Câu chuyện về con gà Hồ là ví dụ sinh động.

Ngày 13/10/2015, đoàn lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đi thăm một số mô hình chăn nuôi gà Hồ tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành.

Điều này thể hiện sự sâu sát và quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với sản xuất và đời sống nhân dân mà quan trọng hơn đã cho thấy tầm nhìn rộng mở, một ví dụ điển hình về giải pháp hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, đặc biệt là ngành chăn nuôi khi Hiệp định TPP chuẩn bị được các quốc gia thành viên phê chuẩn.

Gà Hồ là giống quý hiếm, đứng đầu trong 5 giống gà tiến vua ở Việt Nam, đã được thuần dưỡng, bảo tồn và duy trì ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành.

Đây cũng là nơi duy nhất chăn nuôi, bảo tồn và gìn giữ giống gà này.

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Hồ có khoảng 300 hộ nuôi gà Hồ, đặc biệt, chỉ có 50 hộ chuyên nuôi duy nhất giống gà Hồ từ khâu đẻ, ấp trứng, gà con đến gà trưởng thành, trong đó, 28 hộ nằm trong dự án Bảo tồn Gen của Viện Chăn nuôi Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tuy nhiên việc nhân giống gà Hồ còn gặp nhiều khó khăn, bởi nguồn gen lai tạp, kỹ thuật nhân giống vẫn còn thủ công, truyền thống, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật; việc bảo tồn và phát triển chỉ theo hình thức quảng canh, quy mô hộ.

Phát huy lợi thế và xây dựng thương hiệu, bản đồ sản phẩm nông sản đặc sản cách thức hữu hiệu giảm tác động xấu đối ngành chăn nuôi.

Chính phủ đã cho phép các tỉnh có chính sách hỗ trợ với sản phẩm nông nghiệp đặc thù ở địa phương.

Vì vậy Bắc Ninh cần phát huy những ưu thế đó để thích ứng với công cuộc hội nhập.


Có thể bạn quan tâm

Chuỗi Giá Trị Bò Thịt Chuỗi Giá Trị Bò Thịt

Tham dự, có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và PGS-TS Nguyễn Xuân Bản, Trường ĐH Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.

31/07/2014
Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Bò Sữa Trên Địa Bàn Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Bò Sữa Trên Địa Bàn

Lãnh đạo UBND thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã có buổi làm việc với lãnh đạo các Phòng Kinh tế, Tài chính- Kế hoạch, Hội Nông dân, Trạm Thú y thị xã và UBND Phường 2 để nghe báo cáo thống kê kết quả điều tra tổng đàn bò hiện có trên địa bàn

31/07/2014
Hiệu Quả Thấy Rõ, Nông Dân Phấn Khởi Hiệu Quả Thấy Rõ, Nông Dân Phấn Khởi

Thời gian qua, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa bấp bênh, năng suất thấp, sang trồng các loại hoa màu mang hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này hiện đang được nhân rộng tại các xã.

31/07/2014
Xuất Khẩu Hạt Tiêu Sắp Vượt Mốc Một Tỷ USD Xuất Khẩu Hạt Tiêu Sắp Vượt Mốc Một Tỷ USD

Lý giải giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh so với cùng kỳ, VPA cho hay, nguyên nhân chủ yếu là giá tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh, trung bình giá tiêu đen 6.885 USD một tấn, tăng khoảng 707 USD so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tiêu trắng giá năm nay 9.716 USD, tăng 851 USD một tấn so với cùng kỳ.

01/08/2014
VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).

01/08/2014