Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất lượng thủy sản vẫn bị thả nổi

Chất lượng thủy sản vẫn bị thả nổi
Ngày đăng: 30/06/2015

Còn nhiều mối lo

Với diện tích hơn 21.000ha mặt nước NTTS, sản lượng thủy sản thu hoạch của Hà Nội đạt khoảng 90.000 tấn, song mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng, còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành trên cả nước. Bình quân mỗi ngày, sản phẩm thủy, hải sản được tiêu thụ tại các chợ lớn trên địa bàn TP ở dạng tươi sống khoảng 800 - 1.000 tấn, trong đó lớn nhất là chợ cá Yên Sở, khoảng 50 - 60 tấn/ngày.

Trong quý I/2015, sản lượng cá từ các nơi đưa về tiêu thụ tại chợ cá Yên Sở khoảng hơn 5.000 tấn. Điều đáng nói, trong quá trình kiểm tra, Chi cục Thủy sản Hà Nội vẫn phát hiện một số lô hàng vào chợ chưa có giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc như cá tầm, cá quả, ếch… khiến cho người tiêu dùng lo lắng về chất lượng sản phẩm.

Không chỉ thủy sản thương phẩm, chất lượng giống thủy sản cũng là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Thực tế, hoạt động kiểm soát giống thủy sản còn hạn chế, dẫn tới tình trạng con giống không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn dịch bệnh vẫn được lưu thông, gây thiệt hại lớn cho người NTTS. Trong khi đó, việc kiểm tra những cơ sở, cá nhân kinh doanh giống thủy sản hiện rất khó khăn, nhiều đối tượng thậm chí còn chưa có giấy phép hành nghề.

Ông Chu Văn Hồng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thủy sản Đồng Tâm, xã Phú Đông, huyện Ba Vì chia sẻ, hiện nay, HTX đang tích cực triển khai NTTS theo hướng ATTP nhưng gặp nhiều khó khăn về nguồn giống đảm bảo chất lượng. Đơn cử, với giống cá rô phi Đường Nghiệp, các cơ sở trên địa bàn sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu nên chủ yếu con giống được nhập lậu qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, hệ thống kinh doanh thủy sản trên địa bàn TP cũng chưa được đầu tư đồng bộ, số cơ sở đảm bảo ATTP trong lĩnh vực này còn khá ít ỏi. Hơn nữa, ý thức chấp hành quy định pháp luật về điều kiện đảm bảo ATTP của người sản xuất, kinh doanh thủy sản chưa cao. Đó là chưa kể tình trạng sử dụng hóa chất độc hại để đánh bắt thủy hải sản cũng gây ra nhiều mối lo về chất lượng sản phẩm.

Kiểm soát chặt chẽ

Cùng với rau quả và thịt, thủy sản là một trong những mặt hàng thực phẩm quan trọng trong bữa cơm của mỗi gia đình. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với TP Hà Nội và Sở NN&PTNT 21 tỉnh, thành khu vực phía Bắc khởi động một chương trình chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho Thủ đô kéo dài cho cả giai đoạn 2015 - 2020. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng thủy sản lưu thông trên địa bàn TP cũng là một yêu cầu đặt ra cấp thiết cho ngành nông nghiệp Thủ đô. Theo ông Nguyễn Thành Lưu - Giám đốc Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội, hiện nay thủy sản vẫn đang được sản xuất theo hướng đại trà nên sản phẩm chất lượng cao bị đánh đồng với sản phẩm chất lượng thấp. Bởi vậy, các địa phương cần lựa chọn phân khúc có ưu thế để sản xuất và tập trung đảm bảo chất lượng sản phẩm, giám sát chặt chẽ về ATTP.

Ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ NTTS (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) đề nghị Hà Nội cần đẩy mạnh hướng dẫn người dân NTTS theo hướng VietGAP, có ghi chép sổ sách, nhật ký đồng ruộng đầy đủ. Trong đó lưu ý phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống thủy sản đến vật tư đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhằm đảm bảo ATTP. Đồng thời, phối hợp với các địa phương để kiểm soát chất lượng thủy sản đưa về Hà Nội tiêu thụ.

Nhằm đảm bảo ATTP đối với mặt hàng thủy sản, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã lên kế hoạch tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản từ các địa phương khác về tiêu thụ tại Thủ đô, thông tin kịp thời để phối hợp quản lý từ nơi sản xuất. Đồng thời khuyến khích và kết nối các DN tham gia sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thủy sản an toàn.

Định hướng đến năm 2030, toàn TP có 70 - 80 vùng NTTS có quy mô diện tích từ 30 - 200ha, trên 1.000 trang trại NTTS kết hợp với chăn nuôi, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Thêm Nguồn Lực Cho Làng Nuôi Cá Thêm Nguồn Lực Cho Làng Nuôi Cá

Với 500 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội ND cho vay, 17 hộ ND ở xã Hà Phong, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đang thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt có thêm vốn để mua giống, thức ăn cho cá, mở rộng diện tích ao nuôi...

16/08/2013
Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.

01/08/2013
Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

17/08/2013
Thêm Vốn Cho Nông Dân Làm Giàu Thêm Vốn Cho Nông Dân Làm Giàu

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

17/08/2013
Chăn Nuôi Vĩnh Phúc Gặp Khó Chăn Nuôi Vĩnh Phúc Gặp Khó

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.

16/06/2013