Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Quảng Nam
Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú.
Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ trang trại chăn nuôi gà ở thôn Vĩnh Bình (Tam Thăng) cho biết: “Trước đây, mỗi khi vào chuồng gà phải đeo khẩu trang nhưng vẫn thấy khó chịu vì mùi hôi. Từ khi thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng chế phẩm sinh học, mùi hôi giảm hẳn kéo theo giảm chi phí nhân công dọn dẹp, gà khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn”.
Việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà an toàn sinh học sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ khẳng định: “Mô hình này dễ ứng dụng, kinh phí đầu tư không cao, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, hằng năm cần tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi sinh học để nâng cao nhận thức cho nông dân. Đồng thời, khuyến khích bà con ứng dụng mô hình này ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất trồng trọt và thủy sản”.
Có thể bạn quan tâm
Tết Nguyên Đán cận kề, người dân làng hoa An Lạc, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Khác với mọi năm, ngoài những vườn hoa cúc, thược dược, lay ơn truyền thống, năm nay một số gia đình trồng hoa ở An Lạc nắm bắt tâm lý tiêu dùng mới đã tự học cách trồng thêm những giống hoa lạ.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn Quảng Trị, vụ đông xuân năm 2014-2015 có nền nhiệt độ bằng hoặc ấm hơn trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng không kéo dài và nhiệt độ cũng không xuống thấp như các vụ đông xuân trước, vào các tháng cuối vụ xuất hiện nắng nóng cục bộ. Lượng mưa toàn vụ đông xuân năm nay ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn TBNN cùng kỳ.
Ngược về xã Văn Yên, địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp thường thiếu nước vào vụ xuân nên làm đất cấy vụ xuân thường gặp rất nhiều khó khăn như cánh đồng xóm Núi (xóm Núi), cánh đồng Kỹ Thuật (xóm Cầu Găng, xóm Đinh) nhưng năm nay nguồn nước thuận lợi nên người dân đã làm đất được hơn 70% diện tích đất.
Kết quả bước đầu cho thấy giống khoai tây Dimant phát triển khá, ít sâu bệnh, có năng suất cao, màu sắc củ vàng, đẹp, chất lượng thơm ngon. Qua hơn 3 tháng thực hiện, đến nay mô hình trồng khoai tây vụ đông ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 150 đến 170 tạ/ha. Với giá bán bình quân hiện nay từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, nông dân thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/sào, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và ngô.
Vẫn là những người nông dân ấy, vẫn là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nhưng, bàn tay “bà đỡ” đang giúp những người nông dân được tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại, có ứng dụng khoa học - kỹ thuật, được trở thành một nhân tố trong chuỗi liên kết sản xuất, để rồi đây, họ có cơ hội vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.