Chăm sóc, bón phân tiết kiệm hiệu quả
Về điều này, ông Phạm Văn Hoành – Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bắc Giang (Sở NNPTNT Bắc Giang) chỉ rõ: Bà con cần tưới đủ ẩm vào các thời kỳ vải chuẩn bị ra hoa, nở hoa và quả phát triển, khoảng từ giữa tháng 10 đến khi xuất hiện hoa; chỉ tưới nước khi đất quá khô; cần làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh gây hại.
Việc bón phân, bà con cần bón đúng liều lượng. Đối với vải từ 4 - 6 tuổi bón tương ứng với mỗi cây/năm như phân chuồng từ 40 - 50kg, 0,65kg đạm urê, 1,00 lân Supe, 1,00kg kali; khi vải từ 7 -9 tuổi bà con lưu ý không bón phân chuồng, mà tăng lượng đạm urê lên 1,20kg, 1,50kg lân supe, 1,60 kali… Khi vải trên 15 tuổi (vải trưởng thành cho quả) tương ứng với lượng đạm urê 2,20kg, 3,00kg lân supe, kali 3,40kg.
Toàn bộ lượng phân bón được chia làm 3 lần bón trong năm, cụ thể: Lần 1 bón thúc hoa và nuôi lộc xuân (từ 6.1 - 20.1) 25% đạm urê và kali, 30% lân supe. Lần 2 bón sau thu hoạch 15 ngày thúc cành thu, kết hợp với tỉa cành giúp cây phục hồi sinh trưởng tương ứng với 50% đạm urê, 25% kali, 40% lân supe.
Bà con cần đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 đên 30cm, sâu 30cm, sau đó rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán đề bón, sau sau bón tiếp phần còn lại.
Có thể bạn quan tâm
Đấy là cách ví von của một số đại biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề Phát triển Điều bền vững tổ chức tại Bình Phước ngày 20/3 vừa qua khi họ nhấn mạnh đến việc cần thay đổi tư duy, cách làm cho cây điều sắp tới.
Bằng ý chí quyết tâm, không ngại khó khăn làm giàu từ chính đôi tay của mình, ông Trần Văn Thành (Út Củ Cải), nông dân ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) từng là hộ nghèo nay đã vươn lên khá giả với nghề trồng củ cải trắng.
Theo quy luật thị trường, trái cây thường rớt giá vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) và được giá vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Từ quy luật này, nhiều năm nay, các nhà vườn trồng bưởi, thanh long, mãng cầu đã xử lý cho cây ra trái vào mùa khô, giảm sản lượng vào mùa mưa để bán được giá cao hơn.
Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đã trở nên khấm khá, nhờ có thu nhập cao từ sản xuất ngô thương phẩm. Mỗi năm, với 1 ha ngô, trừ mọi chi phí, người trồng có lãi từ 40-50 triệu đồng. Từ sản xuất ngô, cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hai năm trở lại đây, việc khai thác ngao giống trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đưa vào ương nuôi đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn với người nuôi trồng thủy hải sản tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, TT-Huế.