Chăm sóc, bón phân tiết kiệm hiệu quả

Về điều này, ông Phạm Văn Hoành – Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bắc Giang (Sở NNPTNT Bắc Giang) chỉ rõ: Bà con cần tưới đủ ẩm vào các thời kỳ vải chuẩn bị ra hoa, nở hoa và quả phát triển, khoảng từ giữa tháng 10 đến khi xuất hiện hoa; chỉ tưới nước khi đất quá khô; cần làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh gây hại.
Việc bón phân, bà con cần bón đúng liều lượng. Đối với vải từ 4 - 6 tuổi bón tương ứng với mỗi cây/năm như phân chuồng từ 40 - 50kg, 0,65kg đạm urê, 1,00 lân Supe, 1,00kg kali; khi vải từ 7 -9 tuổi bà con lưu ý không bón phân chuồng, mà tăng lượng đạm urê lên 1,20kg, 1,50kg lân supe, 1,60 kali… Khi vải trên 15 tuổi (vải trưởng thành cho quả) tương ứng với lượng đạm urê 2,20kg, 3,00kg lân supe, kali 3,40kg.
Toàn bộ lượng phân bón được chia làm 3 lần bón trong năm, cụ thể: Lần 1 bón thúc hoa và nuôi lộc xuân (từ 6.1 - 20.1) 25% đạm urê và kali, 30% lân supe. Lần 2 bón sau thu hoạch 15 ngày thúc cành thu, kết hợp với tỉa cành giúp cây phục hồi sinh trưởng tương ứng với 50% đạm urê, 25% kali, 40% lân supe.
Bà con cần đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 đên 30cm, sâu 30cm, sau đó rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán đề bón, sau sau bón tiếp phần còn lại.
Related news

Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.

Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…

Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.