Cha vận động con làm cán bộ hội

Ông Trần Huynh (phải) và con trai Trần Thanh Hà kiểm tra lứa bồ cầu do anh Hà nuôi.
Ông là Trần Huynh - Bí thư chi bộ Xuân Hòa A2, 87 tuổi đời, 67 tuổi đảng, làm Bí thư chi bộ khối phố 32 năm (từ 1983 đến nay).
Theo Chủ tịch Hội ND phường Thanh Khê Đông Lê Nguyên Khánh, ông Huynh đã quyết tâm thành lập chi hội ND khi mà khối phố Xuân Hà tách ra làm 2 chi bộ. Thời điểm này, địa bàn của khối phố là khu dân cư đô thị không còn hộ nào làm nông.
Ở phường Thanh Khê Đông có nhiều bí thư chi bộ không muốn có chi hội ND. Thế nhưng Bí thư chi bộ Trần Huynh lại quyết tâm thành lập chi hội ND.
Ông tham gia và đóng góp đáng kể trong việc kết nạp 13 hội viên cho chi hội, là những xe thồ, xích lô, buôn bán nhỏ, thợ nề, sửa xe máy…
Khi chi hội ND Xuân Hà 2 vừa thành lập thì chi hội phó xin nghỉ, rồi chi hội trưởng cũng xin nghỉ, ông Huynh phải tìm người thay thế. Nhưng vận động ai cũng không chịu làm chi hội trưởng.
Tất nhiên, là bí thư chi bộ không thể làm thay mãi vai trò của chi hội trưởng nên ông Huynh phải khó nhọc tìm người. Kết quả, ông đã “tìm” ra con trai mình là anh Trần Thanh Hà, quân nhân xuất ngũ, làm nghề nuôi chim bồ câu.
“Ba vận động tôi làm chi hội trưởng, nghe cũng oải, nhưng không thể từ chối. Thôi cũng là cái chung của phong trào khối phố, mỗi người gánh vác một tay” – ông Hà thổ lộ.
Về phương hướng hoạt động của chi hội, anh Hà cho biết, trước mắt, chi hội sẽ đứng ra làm hồ sơ vay vốn Quỹ Hỗ trợ ND cho các hội viên có nhu cầu;
Khảo sát nhu cầu hội viên cần đất để xây dựng các mô hình sản xuất nấm, cây cảnh, sau đó làm đề án gửi lên các cấp có thẩm quyền để mượn đất trống trong khối phố cho hội viên sản xuất.
“Phải gắn quyền lợi với nghĩa vụ thì mới giữ chân hội viên lâu dài được. Đây là điều mà ba tôi hay dặn dò và tôi thấy có lý” – anh Hà tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Khuông (68 tuổi) ở ấp 2, xã Minh Đức (Hớn Quản - Bình Phước) đã sở hữu 9 ha trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, hàng năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Gia đình ông còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Riêng THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh (Bến Tre) được công nhận GlobalGAP. Mỗi THT có diện tích từ 3 đến dưới 20ha. Chi phí đầu tư cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thấp nhất hơn 100 triệu đồng và cao nhất hơn 700 triệu đồng. Chứng nhận GlobalGAP có thời hạn 3 năm nhưng mỗi năm phải tiến hành tái chứng nhận.

Theo kế hoạch, ngày 31-10 Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa năm 2014 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của Chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công thương các tỉnh, thành. Theo dự kiến sẽ có 27 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý 3, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,276 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước và cần phải có một bước đột phá lớn để có thể cung ứng đủ lượng sữa ra thị trường. Nhưng hiện tại, một số nông hộ chăn nuôi bò sữa tại TP.Hồ Chí Minh đang gặp khó trăm bề.