Người Phụ Nữ Không Cam Chịu Đói Nghèo
Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.
Xây dựng gia đình năm 1984, lúc đó chị mới 18 tuổi. Vợ chồng tay trắng khi ra ở riêng, bố mẹ chỉ để lại ít ruộng. Sau vài năm, chị sinh 3 cháu. Anh chị bươn chải ngày đêm vừa làm ruộng, vừa đi làm công. Nhìn 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn mà phải chịu thiếu thốn đủ điều, nay ốm mai đau, nhiều đêm chị không chợp được mắt với câu hỏi trăn trở trong đầu “làm gì để thoát cảnh đói nghèo khi cả gia đình phụ thuộc vào mảnhruộng”? Câu hỏi đó đã đưa chị đến quyết định phải thay đổi cách làm ăn.
Với lợi thế nhà gần trung tâm xã, điều kiện giao thông thuận lợi, hai vợ chồng bàn bạc nhau vay tiền nuôi lợn. Ban đầu chị nuôi 2 con lợn. Những năm đầu thật khó khăn vì chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc lợn chậm lớn. Vất vả nhiều nhưng hiệu quả chưa cao.
Thế rồi chị đi học hỏi kinh nghiệm trong sách vở, qua tập huấn để đỡ vất vả mà lợi nhuận cũng cao hơn. Nhờ chăm chỉ và chịu khó chăm sóc đàn lợn lớn nhanh như thổi. Một năm, chị bán trung bình cũng được 3 lứa, lãi bình quân một năm cũng được hơn 50 triệu đồng. Được vài năm, trả xong nợ, tích cóp được khoản vốn hai vợ chồng quyết tâm mua máy xay, sát vừa để phục vụ bà con trong xã vừa để phục vụ gia đình.
Sau đó chị mua thêm ruộng và mở rộng chăn nuôi. Bây giờ, chị đã có trong tay 8.000 m2 ruộng lúa cấy, hơn 5.000 m2 rừng. Thu hoạch từ lúa, nuôi lợn, xay sát bình quân mỗi năm trên 70 triệu đồng, một số tiền không nhỏ với người nông dân ở vùng đất khó khăn này. Có của ăn, của để, chị làm lại nhà, mua ti vi, xe máy. Hiện nay, người con lớn của chị đã lập gia đình, hai người con út đang học Cao đẳng sư phạm Hòa Bình.
Không chỉ chăm lo làm ăn cho gia đình, chị còn là hội viên tích cực của Hội phụ nữ xã. Những năm gần đây để giúp nhau làm kinh tế chị có sáng kiến quyên góp tiền để các các hội viên giúp nhau làm kinh tế. Mỗi hội viên một tháng đóng 100 nghìn đồng mua ngô, sắn để chăn nuôi lợn. Những hội viên có điều kiện kinh tế khó khăn được nhận trước. Nhờ sáng kiến này mà nhiều hội viên là phụ nữ đã có điều kiện đầu tư chăn nuôi thoát được đói nghèo. Tuy không còn giữ cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ nhưng không có kỳ sinh hoạt Hội nào chị vắng mặt. Gia đình chị nhiều năm liền được công nhận Gia đình văn hoá.
Có thể bạn quan tâm
Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học & Công nghệ), Phòng Kinh tế huyện Tánh Linh (Bình Thuận), HTX Dịch vụ nông nghiệp Lạc Tánh đã triển khai mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm trên diện tích nhỏ tại vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Dũng (khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh) mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước thích ứng với thời tiết khô hạn là xu hướng được bà con nông dân các địa phương chú trọng thực hiện để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Những mô hình hiệu quả
Niên vụ mía 2015 - 2016, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống 7.800ha, đến nay đã trên 6 tháng tuổi phát triển tốt. Theo dự kiến từ ngành nông nghiệp, khoảng giữa tháng 9 sẽ bước vào vụ thu hoạch đối với mía ROC 16 và các giống mía chín sớm, các giống mía chín muộn sẽ được nông dân thu hoạch vào tháng 10.
Cùng với việc mở cửa thêm nhiều thị trường từ nay đến cuối năm, XK rau quả năm 2015 đang mở ra cánh cửa có thể tạo đột phá, cán đích 2 tỉ USD.
Dù Đồng Nai chưa bước vào mùa thu hoạch rộ ngô vụ hè thu (dự kiến vào giữa tháng 8), nhưng giá ngô thương phẩm hiện đang sụt giảm, trong khi đó trồng ngô lấy thân lại được giá...