Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chả cá Quy Nhơn được bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Chả cá Quy Nhơn được bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Ngày đăng: 22/06/2015

Theo đó, UBND TP Quy Nhơn là cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng giấy chứng nhận kể trên. Sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận gồm 2 nhóm: sản xuất, chế biến (sản phẩm chả cá tươi sống và chả cá đã chiên, hấp được đóng gói, bảo quản hợp tiêu chuẩn quy định); kinh doanh, mua bán sản phẩm chả cá. Khu vực chế biến sản phẩm mang nhãn hiệu “Chả cá Quy Nhơn” được xác lập tại địa bàn 8 phường: Hải Cảng, Nhơn Bình, Lý Thường Kiệt, Thị Nại, Đống Đa, Quang Trung, Trần Phú và Ghềnh Ráng.

Quy Nhơn hiện có hơn 100 hộ dân làm nghề chế biến chả cá, trong đó có khoảng 40 hộ sản xuất quy mô lớn. Khi nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá quy Nhơn” được bảo hộ sẽ là điều kiện để phát triển, giữ vững chất lượng sản phẩm này, giúp các cơ sở chế biến chả cá ở Quy Nhơn tăng giá trị sản phẩm.

Như vậy, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3 sản phẩm đặc trưng được xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận là chả cá Quy Nhơn, kiệu tươi Phù Mỹ (được công nhận năm 2014) và yến sào Bình Định (được công nhận năm 2013).


Có thể bạn quan tâm

Vị ngọt trái cây đầu mùa Vị ngọt trái cây đầu mùa

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.

29/05/2015
Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.

29/05/2015
Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

29/05/2015
Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

29/05/2015
Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

29/05/2015