Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây trồng biến đổi gien cuộc tranh cãi bất tận?

Cây trồng biến đổi gien cuộc tranh cãi bất tận?
Ngày đăng: 20/08/2015

Bên phản đối lo ngại nguy cơ về những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe con người và sự đa dạng sinh học...

Giống biến đổi gien - không phải là chìa khóa vàng

Một nhà khoa học tại buổi tọa đàm về cây trồng biến đổi gien (do Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu xã hội và giáo dục Trí Việt tổ chức tuần qua ở TPHCM) nhận định, nếu như công nghệ thông tin được cả thế giới đón nhận thì với công nghệ sinh học, cụ thể hơn là biến đổi gien, đặc biệt là cây trồng biến đổi gien thì có 2 phe: bên ủng hộ, bên phản đối. Gần đây xuất hiện thêm “thành phần thứ 3”, không phản đối nhưng cũng chưa sẵn sàng ủng hộ khi cây trồng biến đổi gien được sản xuất trong nước. Chỉ có một điều là cả 2 bên đều đồng thuận: cây trồng biến đổi gien là thành tựu khoa học và không phải là giải pháp duy nhất để tăng năng suất.

Theo Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, mục tiêu ban đầu của biến đổi gien là cải thiện khả năng bảo vệ cây trồng chống chịu sâu hại; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Gần đây, phát triển cây trồng biến đổi gien nhằm cải tiến hàm lượng dinh dưỡng nông sản cho người nghèo, người mắc bệnh nan y, cải tiến tính chống chịu stress trong tự nhiên do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan. Việt Nam đất ít, người đông, hạn hán luôn đe dọa và ngày càng mở rộng; an ninh lương thực luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong chiến lược khoa học công nghệ. Việc phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi buộc phải tận dụng cơ hội tiến bộ khoa học công nghệ để đảm bảo an ninh lương thực, trong đó có công nghệ gien.

Vì vậy, cây trồng biến đổi gien là một trong những giải pháp đáp ứng nhu cầu sản xuất, không phải là “chìa khóa vàng” của ngành nông nghiệp. Giống bắp biến đổi gien được đưa vào sản xuất có hai loại đặc tính là kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ. Những khu vực nào cây bắp thường xuyên bị sâu bệnh nặng thì trồng giống bắp biến đổi gien kháng sâu mới phát huy tác dụng, năng suất cây trồng được đảm bảo. Ngược lại, ở những vùng ít bị sâu bệnh mà trồng loại giống biến đổi gien trên sẽ không có ý nghĩa gì. Tương tự, đối với loại kháng thuốc trừ cỏ, ở những vùng có thể sử dụng các biện pháp trừ cỏ khác hoặc cỏ ít thì không nhất thiết phải sử dụng loại giống biến đổi gien.

Không “tô hồng” hay “bôi đen”

Giáo sư - Viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, không phản đối nhưng cho rằng cần tiếp cận thận trọng. Chưa thể ứng dụng diện rộng khi các nhà khoa học chưa đồng thuận. Trong nước hiện có giống 8 - trên 10 tấn/ha/vụ, nhưng năng suất bắp bình quân cả nước chỉ 4,3 - 4,4 tấn/ha/vụ là do 80% diện tích chưa có nước tưới, tổ chức sản xuất kém chứ không phải do giống. Vì vậy, cần tiếp cận thông minh và có lợi nhất cho Việt Nam. “Bên thứ 3” còn lo ngại việc cho phép đưa giống biến đổi gien nước ngoài vào sẽ dẫn đến việc độc quyền giống. GS-TS Nguyễn Văn Tuất, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cho rằng từ thập niên 1990, khi giống bắp lai vào Việt Nam cũng đã có không ít ý kiến lo ngại như trên, nhưng thực tế, giống bắp lai trong nước sản xuất chiếm thị phần lớn hiện nay. GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng, nếu giống bắp biến đổi gien không mang lại hiệu quả thiết thực, bà con sẽ không mua để sản xuất tiếp.

Đã 20 năm kể từ khi giống cây trồng biến đổi gien đưa vào sản xuất rộng rãi, các tranh cãi lợi - hại vẫn tiếp diễn. Do đó, minh bạch thông tin là ý kiến được nói đến nhiều ở cả các bên để người tiêu dùng hiểu đúng và lựa chọn. Bản chất giống cây biến đổi gien không làm tăng năng suất như một số người ngộ nhận. Nhờ chống chịu được đặc tính nào đó như kháng sâu đục thân, kháng thuốc trừ cỏ… nên sẽ giúp cho giống cây đó năng suất tăng thêm lên như tiềm năng giống bắp đó có thể đạt được. Việc đưa giống bắp biến đổi gien vào trồng không phải là biện pháp thay thế mà chỉ làm phong phú thêm bộ giống đang có để người nông dân có thêm sự lựa chọn.

“Bên” phản đối hay “trung gian” thừa nhận đây là tiến bộ khoa học nhưng vẫn lo ngại về tương lai nên yêu cầu cần dán nhãn sản phẩm biến đổi gien để người tiêu dùng biết và lựa chọn. TS Nguyễn Phương Thảo, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), cho biết đến nay chưa có báo cáo chính thức nào trên thế giới được công nhận về tác hại của cây trồng biến đổi gien. Một số nghiên cứu ở Pháp, Anh nói thực phẩm biến đổi gien ảnh hưởng đến bào thai hay chuột đã bị phản biện và phải rút lại các bài báo. Bên phản đối lo ngại tác hại trong tương lai, phe ủng hộ nêu lên ảnh hưởng trước mắt đối với sức khỏe người dân và môi trường nông thôn vì lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ngày càng nhiều.


Có thể bạn quan tâm

Chanh Không Hạt Cứu Cánh Của Người Nghèo Chanh Không Hạt Cứu Cánh Của Người Nghèo

Những năm gần đây, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ngày càng gắn bó với mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ loại cây này, nhiều hộ dân trong xã đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

31/07/2013
Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình

Nước ta có rất nhiều loài cá quý hiếm và nhiều loài đã trở thành truyền thuyết, được gán cho những mỹ danh, hư cấu thành huyền thoại. Thật may mắn, khi tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu của Tổ quốc cũng có những loài cá huyền thoại đó và được dân gian ví von là “Ngũ quý hà thủy”, gồm: Cá Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và cá Bỗng.

31/07/2013
Hiệu Quả Từ Sản Xuất Nông Lâm Kết Hợp Hiệu Quả Từ Sản Xuất Nông Lâm Kết Hợp

Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.

31/07/2013
Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.

31/07/2013
Quy Trình Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Quy Trình Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín

Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.

01/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.