Cây tiêu trở lại thời vàng son

Đặc biệt đời sống của người dân đã khá lên nhiều so với trước đây. Ngoài lúa là cây trồng chủ lực thì tiêu là hai loại cây trồng đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân trong những năm gần đây.
Lý do, người dân Huy Khiêm nhiều năm liền vẫn gắn với cây tiêu, cho dù có lúc tiêu xuống giá và bệnh tật. Đến nay tiêu được giá (200.000 đồng/kg) thì những vườn tiêu trưởng thành của người dân Huy Khiêm đều cho năng suất cao, sản lượng khá.
Về Huy Khiêm hôm nay nói chuyện sản xuất, cây tiêu là đề tài được bà con đề cập nhiều nhất. Vợ chồng anh Phạm Nhuận ở thôn 4 sở hữu vườn tiêu trên 1.000 trụ, rất vui khi nhớ lại mùa thu hoạch tiêu năm ngoái: “Nhờ bán tiêu được vài trăm triệu đồng nên vợ chồng tôi xây lại căn nhà. Chắc chắn là không đủ, phải vay mượn thêm chút ít nhưng không sao, cứ giá tiêu được như thế này, năm 2015 thu hoạch chừng 2 tấn cũng được 400 triệu đồng, chừng ấy sẽ trả nợ và làm thêm các công trình phụ”.
Lạc quan về triển vọng của cây tiêu còn có vợ chồng chị Thủy, anh Trần Lắm, anh Bốn Tam ở thôn 4 của xã. Họ đều nói: Tới đây sẽ trồng thêm tiêu trong vườn, ngoài rẫy gần nhà.
Hiện tại có nhiều công ty, doanh nghiệp về Huy Khiêm tìm cách tiếp cận cùng bà con nông dân thông qua hình thức phổ biến kiến thức trồng tiêu, làm thế nào để tiêu có năng suất cao… Mục đích đặt “nền móng” cho việc thu mua sau này.
Huy Khiêm là xã có số người trồng tiêu và diện tích tiêu cao thuộc tốp đầu của huyện Tánh Linh. Với hàng trăm ha tiêu, trong đó có rất nhiều hộ sở hữu từ 100 đến vài nghìn trụ tiêu. Vụ thu hoạch vừa qua, nhờ tiêu được giá, nhiều gia đình thu từ 1 - 2 tấn tiêu đã có lượng tiền khá trong nhà. Trong tương lai, nhiều người Huy Khiêm sẽ giàu và khá lên nhờ tiêu.
Related news

Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát, lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15/8/2012.

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn vừa tổ chức "Nhịp cầu nhà nông" với chủ đề "Trao đổi kỹ thuật sản xuất ớt" cho nông dân các xã Bình Minh, Bình Nguyên và thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn).

Anh Phạm Văn Bình ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc thành công với mô hình trồng cam sành cho hiệu quả kinh tế cao

Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", đời sống của nhiều nông dân (ND) Quảng Trị đã có những khởi sắc.