Xuất khẩu gạo mở rộng thêm thị trường mới

Ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho biết, theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới được thực hiện việc chứng nhận khử trùng cho các sản phẩm gạo XK của Việt Nam sang Trung Quốc.
Mới đây, do VFC tái cơ cấu, chuyển đổi thành công ty cổ phần, phía Trung Quốc không chấp nhận giấy chứng nhận khử trùng của VFC. Thời gian qua, Cục Xuất nhập khẩu và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có nhiều buổi làm việc với phía Trung Quốc nhằm tránh tình trạng gián đoạn XK gạo sang nước này nhưng chưa nhận được phản hồi tích cực.
Về phía các địa phương, ông Dương Nghĩa Hiệp- Phó giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ- chia sẻ, gạo và thủy sản là mặt hàng quan trọng nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch XK các sản phẩm này tăng trưởng xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Dương Nghĩa Hiệp, thông tin Trung Quốc không chấp nhận giấy chứng nhận khử trùng của VFC đang gây nên nhiều lo ngại trong cộng đồng các DN XK tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt khi vụ hè thu sắp đến.
Để tháo gỡ khó khăn cho XK gạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ Công Thương sẽ sớm làm việc với Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị liên quan để tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc nhằm tìm ra giải pháp tiếp tục XK gạo sang thị trường này.
Vấn đề mở rộng thị trường XK gạo được đặt ra cấp thiết. Bà Mai Thị Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công Thương An Giang- đề xuất: Thời gian tới, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho XK gạo sang Trung Quốc, đề nghị Bộ Công Thương xem xét, hỗ trợ cho DN các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng sang các khu vực thị trường mới, có tiềm năng như châu Phi, Tây Nam Á, Nga... Đặc biệt, cần phát huy hơn nữa vai trò của tham tán thương mại trong việc hỗ trợ các địa phương gắn kết DN với hệ thống phân phối ở các nước có nhu cầu nhằm tiêu thụ những sản phẩm Việt Nam có thế mạnh.
Đồng ý kiến với bà Mai Thị Ánh Tuyết, ông Dương Nghĩa Hiệp cho biết, thời gian qua, một đoàn tham tán thương mại đã đến Cần Thơ làm việc để tìm hiểu thị trường, trong đó có tham tán ở nhiều thị trường mới. Trước tình hình XK gạo đang khó khăn, cần nhiều hơn những buổi tiếp xúc như vậy để giúp tham tán và DN trao đổi, chia sẻ thông tin, đa dạng hóa thị trường XK, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông dần mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều địa phương nhân rộng. Tuy nhiên, trong 2 năm nay chất lượng nguồn tôm giống đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, năng suất sau thu hoạch. Vì vậy, nhu cầu có trạm cung cấp giống chất lượng là chất xúc tác mạnh để mô hình giàu tiềm năng tiếp tục phát huy hiệu quả...

Nếu có dịp tham quan Vịnh Hạ Long, du khách hãy thử một lần theo tàu ra thăm ngư trường nuôi trai cấy ngọc trên biển Hạ Long (nằm ở khu vực gần hang Bồ Hòn), chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng thích thú bởi không chỉ vì cảnh đẹp nơi này mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về công việc nuôi trai cấy ngọc...

Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000 - 6000 đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg.

Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.