Cây Thanh Long Trên Vùng Đất Cát
Học xong đại học, thay vì đi xin việc làm ở các doanh nghiệp, anh Lê Phan Hữu Hưng ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lại về quê với quyết tâm mang kiến thức phục vụ quê hương.
Vượt qua bao khó khăn, anh đã tạo dựng cho mình một mô hình sản xuất hiệu quả mà nhiều người ở xã Xuân Hưng đang học tập.
* Cải tạo đất nghèo
Tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật, anh Hưng xin về làm cán bộ nông nghiệp của xã. Càng gắn bó với nông dân, anh càng thấy cái khó của vùng đất quê mình. Đất cát kém màu mỡ khiến trồng cây gì cũng khó khăn. Chính gia đình anh ở đây cũng vẫn loay hoay trong việc phát triển kinh tế, trồng cây xong rồi lại chặt bỏ.
“Gia đình tôi cũng trồng nhiều thứ cây, như: chuối, điều, xoài, mít, nhãn… Trồng vài năm không hiệu quả lại chặt. Cứ trồng rồi lại chặt rất tốn kém, nghèo vẫn hoàn nghèo. Mỗi năm gia đình thu hoạch được 20 - 30 triệu đồng, không sao khá lên được” - anh Hưng chia sẻ.
Theo anh, có nhiều nguyên nhân khiến nông dân ở đây phát triển kinh tế chậm hơn mọi nơi. Thứ nhất, do vùng đất ở đây không được màu mỡ như nhiều nơi khác; thứ hai là thói quen canh tác, nông dân còn quen sản xuất theo truyền thống chưa có những đột phá trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Sau một thời gian trăn trở, anh Hưng quyết tạo một mô hình phát triển kinh tế chinh phục vùng đất nghèo này. Anh xin nghỉ hẳn công tác ở xã để toàn tâm hơn cho công việc phát triển cây thanh long của mình.
* Hiệu quả từ cây thanh long
Tháng 9 vừa qua, anh Hưng đã được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của, đây là sự động viên lớn dành cho anh. Anh Hưng cho biết, anh đến với cây thanh long không phải là cái duyên tình cờ mà từ sự nghiên cứu khá kỹ từ thời còn là sinh viên.
Vốn ít, anh Hưng thực hiện theo phương án “con nhà nghèo”. Đầu tiên, anh bỏ ra 2 triệu đồng mua giống và trồng thanh long bằng trụ tre. 30 trụ thanh long đầu tiên khá thành công. Năm sau vay được thêm ít vốn, anh nâng cấp lên trồng bằng trụ gỗ. Anh Hưng tâm sự: “Trồng thanh long bằng trụ tre hoặc gỗ chỉ được một thời gian là mục, nhưng không có vốn bước đầu phải làm vậy. Mục đích là nhân giống trước, sau khi có thu nhập sẽ cải thiện dần”.
Anh đã phát triển đúng theo hoạch định của mình, diện tích thanh long hàng năm được tăng dần lên từ 30 trụ lên 200 trụ, rồi đến 300 trụ và hiện tại là 2 ngàn trụ, trong đó có 1.500 trụ là thanh long ruột đỏ và 500 trụ thanh long ruột trắng. Anh Hưng dự định phát triển vườn thanh long lên khoảng 5 ngàn trụ. Thu nhập của anh cũng tăng nhanh, từ vài chục triệu đồng ban đầu, nay đã đạt hàng trăm triệu đồng.
Related news
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã có bước phát triển ổn định. Nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất được xây dựng, triển khai, nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Nhờ được bố mẹ chồng truyền kinh nghiệm nên chị nắm rất rõ những loại rau rừng cần hái. Theo chị Tiến, rau và lá rừng có hàng chục loại khác nhau nên người hái phải nắm vững từng loại nếu không sẽ nhầm. Với rau rừng, ngon nhất là rau bướm, rau dớn, rau chọi, rau cu, rau sân...
Sáng nay (3/3), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra việc phối hợp triển khai mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ giữa các hộ dân với doanh nghiệp tại huyện Vũ Quang.
Học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ bạn bè, người quen, bắt đầu từ đồng vốn ít ỏi, từng bước phát triển mô hình kinh tế trang trại với cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn - đó là bí quyết làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp của đoàn viên Lê Anh Tuấn (xóm 6, xã Sơn Quang, Hương Sơn).
Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.