Cây Sapô Giúp Nhiều Nông Hộ Làm Giàu Ở Châu Thành (Tiền Giang)
Châu Thành (Tiền Giang) có tổng diện tích vườn trồng cây ăn trái gần 12.000 ha, trong đó có 1.600 ha cây sapô. Trong đó, Kim Sơn là xã trồng nhiều nhất gần 600 ha. Thời gian gần đây, cây sapô "Mặc Bắc" Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận.
Anh Nguyễn Văn Hùng, Tổ phó Tổ hợp tác cây sapô cho biết, Tổ hợp tác sapô Mặc Bắc được hình thành từ cuối năm 2011, tổng số tổ viên 33 người, tham gia sản xuất 12 ha. Qua thời gian tham gia chương trình, các vườn cây sapô được chứng nhận sản xuất đạt chuẩn an toàn và quý 3/2013 sẽ thẩm định công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa.
Có đến ấp Hội và ấp Mỹ, xã Kim Sơn mới thấy vườn cây sapô bạt ngàn trải rộng, vườn cây nối tiếp vườn cây che phủ bóng mát trên những tuyến đường bê tông dẫn vào ấp. Nhà cửa dần thay đổi, nhà tranh, vách lá giờ đây đã nhường cho mái tole, mái ngói đỏ au, cho thấy sự sung túc của người dân nơi đây trải qua một thời cơ cực. "Ngày xưa ở đây bà con trồng lúa, do năng suất lúa thấp, giá bấp bênh, vật tư nông nghiệp tăng cao, trồng lúa không lời nên bà con chuyển đổi trồng sapô. Tuy nhiên, khi sapô cho trái thì gặp cảnh giá cả không khác gì cây lúa, giá lúc ấy dao động từ 300 - 1.000 đồng/kg, nên diện tích cây sapô bắt đầu giảm dần từ đó. Riêng đối với những người trồng có lao động nhà, ráng cầm cự đợi thời - ông Nguyễn Văn Tư một lão nông tri điền ở ấp Mỹ nhớ lại.
Anh Nguyễn Văn Hùng (Tổ phó Tổ hợp tác) bộc bạch, vườn sapô của anh đến nay đã hơn 15 tuổi, cây phát tán tốt tươi xanh mượt, cho nhiều trái. Theo anh, khoảng gần chục năm nay cây sapô có giá trở lại, có lúc cao nhất như thời điểm hiện nay, sapô hàng cơi xuất khẩu (loại 4 trái/kg) giá từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, còn hàng sô giá không dưới 13.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Phước, ngụ tổ 12, ấp Mỹ, anh trồng 7.000 m2 sapô, là nông dân giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền cho rằng cây sapô cho trái quanh năm, nhưng chúng chỉ rộ từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Lúc rộ hái mỗi lứa trên dưới 400 kg (nửa tháng hái 1 lần), còn những tháng bình thường sản lượng thấp hơn. Bình quân thu nhập sau trừ chi phí, còn dư khoảng trên dưới 25 triệu đồng/1.000 m2/năm.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vườn, Hội Làm vườn huyện đã điều tra diện tích trồng cây sapô trên địa bàn 6 xã, gồm: Kim Sơn, Phú Phong, Bàn Long, Song Thuận, Vĩnh Kim và Đông Hòa để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất, góp phần làm giàu cho gia đình và xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Ông Hoàng Văn Bình, nông dân nuôi tôm lâu năm ở ấp 4, xã Trà Cổ vừa thu hoạch tôm vừa chia sẻ, hiện giá tôm bán tại đầm chỉ còn 155 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vẫn mang lại lợi nhuận gấp 3-4 lần so với nuôi cá.
Tại hội thảo “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý đều nhấn mạnh rằng Nhật Bản là một thị trường lớn nhưng khó tính, vì vậy trong sản xuất phải hết sức nghiêm ngặt.
Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.
Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.
Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.