Cây Sapô Giúp Nhiều Nông Hộ Làm Giàu Ở Châu Thành (Tiền Giang)
Châu Thành (Tiền Giang) có tổng diện tích vườn trồng cây ăn trái gần 12.000 ha, trong đó có 1.600 ha cây sapô. Trong đó, Kim Sơn là xã trồng nhiều nhất gần 600 ha. Thời gian gần đây, cây sapô "Mặc Bắc" Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận.
Anh Nguyễn Văn Hùng, Tổ phó Tổ hợp tác cây sapô cho biết, Tổ hợp tác sapô Mặc Bắc được hình thành từ cuối năm 2011, tổng số tổ viên 33 người, tham gia sản xuất 12 ha. Qua thời gian tham gia chương trình, các vườn cây sapô được chứng nhận sản xuất đạt chuẩn an toàn và quý 3/2013 sẽ thẩm định công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa.
Có đến ấp Hội và ấp Mỹ, xã Kim Sơn mới thấy vườn cây sapô bạt ngàn trải rộng, vườn cây nối tiếp vườn cây che phủ bóng mát trên những tuyến đường bê tông dẫn vào ấp. Nhà cửa dần thay đổi, nhà tranh, vách lá giờ đây đã nhường cho mái tole, mái ngói đỏ au, cho thấy sự sung túc của người dân nơi đây trải qua một thời cơ cực. "Ngày xưa ở đây bà con trồng lúa, do năng suất lúa thấp, giá bấp bênh, vật tư nông nghiệp tăng cao, trồng lúa không lời nên bà con chuyển đổi trồng sapô. Tuy nhiên, khi sapô cho trái thì gặp cảnh giá cả không khác gì cây lúa, giá lúc ấy dao động từ 300 - 1.000 đồng/kg, nên diện tích cây sapô bắt đầu giảm dần từ đó. Riêng đối với những người trồng có lao động nhà, ráng cầm cự đợi thời - ông Nguyễn Văn Tư một lão nông tri điền ở ấp Mỹ nhớ lại.
Anh Nguyễn Văn Hùng (Tổ phó Tổ hợp tác) bộc bạch, vườn sapô của anh đến nay đã hơn 15 tuổi, cây phát tán tốt tươi xanh mượt, cho nhiều trái. Theo anh, khoảng gần chục năm nay cây sapô có giá trở lại, có lúc cao nhất như thời điểm hiện nay, sapô hàng cơi xuất khẩu (loại 4 trái/kg) giá từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, còn hàng sô giá không dưới 13.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Phước, ngụ tổ 12, ấp Mỹ, anh trồng 7.000 m2 sapô, là nông dân giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền cho rằng cây sapô cho trái quanh năm, nhưng chúng chỉ rộ từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Lúc rộ hái mỗi lứa trên dưới 400 kg (nửa tháng hái 1 lần), còn những tháng bình thường sản lượng thấp hơn. Bình quân thu nhập sau trừ chi phí, còn dư khoảng trên dưới 25 triệu đồng/1.000 m2/năm.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vườn, Hội Làm vườn huyện đã điều tra diện tích trồng cây sapô trên địa bàn 6 xã, gồm: Kim Sơn, Phú Phong, Bàn Long, Song Thuận, Vĩnh Kim và Đông Hòa để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất, góp phần làm giàu cho gia đình và xã hội.
Related news
Trong những ngày đầu tháng 10/2012, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai mô hình thực nghiệm nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên cho 2 hộ dân thuộc xã Hòa Thành. Số gà được nuôi theo mô hình này là 1.500 con gà Lương Phượng.
Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân ngày một nhân rộng. Mô hình này khá đơn giản, không cần nhiều diện tích, tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho bà con mùa lũ.
Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.
Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, đầu năm 2009, anh Nguyễn Văn Công, ngụ tại ấp Cầu Vĩ, xã Mỹ Chánh (Ba Tri - Bến Tre) đã phát hiện giống ếch Thái Lan khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất này. Gần 4 năm qua, gia đình anh nuôi ếch Thái Lan đạt hiệu quả kinh tế cao.
Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.